Chương 2 luận văn “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” (trích)

Chương 2
MỘT SỐ GIÁI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỢP XƯỚNG CHO SINH VIÊN KHOA SPAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO - DU LỊCH THANH HÓA

2.1 Phương pháp dạy học hợp xướng cho sinh viên
2.1.1. Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hiện đại và dạy học tích cực
2.1.1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm
a. Định nghĩa: Phương pháp này nhằm tổ chức và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên qua cách làm việc theo nhóm trong học hợp xướng. Nhóm phải sử dụng thành thạo kiến thức, kỹ năng làm việc, cùng hợp sức để hát thành công các bài hợp xướng. Trong nhóm, mọi người cùng nhau đảm nhiệm tốt phần bè của mình và không để nó đi lạc khỏi giọng chung của cả nhóm.
b. Vai trò: Vì hát hợp xướng có đặc điểm là mang tính tập thể nên dạy học theo nhóm trở thành một phương pháp quan trọng trong dạy phân môn này. Dạy học theo nhóm có vai trò quan trọng trong quá trình học hát hợp xướng của sinh viên cũng như rèn kĩ năng làm việc nhóm sau này cho các em. Các nhà nghiên cứu cho rằng “dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn so với những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác” (Nguyễn Thị Oanh (2007), “ Làm việc theo nhóm”, NXB trẻ, tr 27]. Cụ thể:
- Làm việc theo nhóm góp phần xây dựng tinh thần đồng đội. Tạo cơ hội để giúp nhau hoàn thành các nhiệm vụ trong dàn hợp xướng, cải thiện mối quan hệ trong nhóm và tăng cường sự tôn trọng dành cho nhau.
- Đáp ứng nhu cầu học hợp xướng mang tính tập thể cao.
- Tăng cường khả năng hòa nhập, tinh thần học hỏi, hợp tác thông qua phần tham gia bè hát của mình và phản hồi của thành viên khác. Giúp cho bản thân rèn kĩ năng hát hợp xướng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc giải quyết nhiệm vụ một mình.
- Giúp phát triển kỹ năng khác như: kỹ năng trình diễn trước đám đông, kĩ năng chỉ huy,...tạo tiền đề cho làm việc trong môi trường tập thể đạt hiệu quả.
c. Cách thức tiến hành: Để thúc đẩy hơn nữa việc làm việc theo nhóm và để giúp kết quả bài hợp xướng cao hơn, các giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến việc làm việc theo nhóm của sinh viên và có cách thức tiến hành cụ thể:
c1. Chuẩn bị: Làm việc theo nhóm theo phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bài giảng, chuẩn bị những tình huống, đề tài, bài tập….Kế đó, để chuẩn bị tốt cho giờ học nhóm trên lớp, giảng viên có thể thành lập các nhóm học tập online. Đây là một hình thức học nhóm còn khá mới tuy nhiên đây sẽ một hình thức nếu được vận dụng tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Hình thức này sẽ giúp sinh viên chủ động về mặt thời gian, không phụ thuộc về vị trí địa lí, đồng thời vẫn có thể giao lưu nói chuyện trực tiếp với nhau giống như hình thức mặt đối mặt.
c2. Tiến hành:
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên ghi rõ nhiệm vụ làm việc nhóm lên bảng, giấy, quy định cụ thể thời gian, quy định rõ vị trí ngồi làm việc của từng nhóm. Với giờ học hát hợp xướng, thường nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ với 4 bè. Cách chia này rất hợp lý vì thường một lớp học của trường có khoảng gần 50 sinh viên. Cách chia có thể theo phương pháp đếm số thứ tự. Học viên đếm từ 1 đến n (n là số nhóm muốn chia). Những người cùng một số thì vào một nhóm. Hoặc cách 2 là chia theo vị trí ngồi. Những học viên ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm. Sau đó, giảng viên cử trưởng nhóm. Nhiệm vụ làm việc là cùng luyện hát hợp xướng, thảo luận kiến thức – kĩ năng.
Thứ hai, giảng viên nên hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm. Các kĩ năng đó là:.
- Lập kế hoạch hoạt động nhóm:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt được của mỗi công việc.
+ Bước 2: Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của giảng viên.
+ Bước 3: Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện.
- Xây dựng nội quy của nhóm:
Nội quy của nhóm phải được xây dựng ngay khi nhóm được thành lập, trên cơ sở sự nhất trí của các thành viên trong nhóm. Một bản nội quy cần đảm bảo những nội dung: Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của trưởng nhóm, các thành viên trong nhóm; những quy định về: thời gian, cách thức làm việc, cách thức đánh giá, những hình thức về thưởng – phạt …
- Phân công nhiệm vụ: Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm phải rõ ràng, hợp lý. Trong phân công nhiệm vụ, nhóm cần đảm bảo các yêu cầu như:
+ Phân chia công việc của nhóm thành từng phần việc nhỏ, xác định yêu cầu đối với từng phần việc;
+ Giao việc cho từng thành viên trong nhóm dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện kết hợp với sự phân công, chỉ định của nhóm trưởng theo năng lực, sở trường của từng thành viên;
- Thảo luận, trao đổi: Trong quá trình hoạt động nhóm, bao giờ cũng cần sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận.
+ Trước khi thảo luận, nhóm trưởng và các thành viên phải chuẩn bị kỹ nội dung thảo luận và phần việc đã được giao;
+ Trong khi thảo luận, các thành viên cần phải bám sát trọng tâm vấn đề đang cần bàn bạc, thảo luận; trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn. Người nhóm trưởng cần tóm tắt ý kiến thảo luận của nhóm để đi đến kết luận chung cần thiết.
- Chia sẻ trách nhiệm: Điều này được biểu hiện bằng những hành động như: san sẻ công việc, tự nhận một phần công việc của nhóm.
- Lắng nghe chủ động, tích cực: tôn trọng, không ngắt lời người khác khi họ đang nói, đang bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm – kiến thức;
- Giải quyết xung đột: Không cằn nhằn, nói dài và cố chấp; không hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác; không cố dành phần thắng.
- Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Nhóm trưởng cũng như các thành viên khác trong nhóm cần ngồi lại với nhau để tổng kết, đánh giá kết quả thu được so với tiêu chuẩn đã được đưa ra. Từ đó, điều chỉnh, sửa chữa những mặt chưa tốt, còn thiếu sót, và xử lý những vi phạm.
Thứ ba, giảng viên cho từng nhóm luyện tập các bài trong giáo trình, mục tiêu cuối cùng là hát được bài hợp xướng đạt chuẩn. Trong quá trình đó, giảng viên nên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Khi các nhóm thảo luận, giảng viên không dừng lại lâu ở một nhóm nào. Giảng viên cần phát huy vai trò của cán bộ lớp để tham mưu cho trưởng nhóm trong việc thiết kế nhóm, tham gia tự quản trong các buổi học tập nhóm trên lớp. Và đồng thời phát huy vai trò của trưởng nhóm trong quản lý, điều hành và thúc đẩy hoạt động học tập nhóm.
Một khó khăn đối với giảng viên là theo khuynh hướng tự nhiên thì trong nhóm thường sẽ có một số sinh viên vượt trội, còn một số sinh viên kém hơn thì thường không rèn được kĩ năng hát trong hoạt động hát tập thể này. Điều này cần khắc phục bằng việc tổ chức các nhóm nhỏ luyện tập đã, sau đó mới ghép thành các nhóm lớn dần. Giảng viên có thể chọn những sinh viên hát tốt trong nhóm hướng dẫn bạn chưa tốt.
Sau đó, giảng viên để các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Kết quả này khá đa dạng: có thể là bài luyện thanh, bài hợp xướng hoặc có thể là thảo luận về một phương pháp học,…Tuy nhiên, nó có thể tiến hành dưới các cách: Từng nhóm báo cáo sản phẩm; Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung; thi hát, hùng biện trong lớp để báo cáo kết quả;…
c3. Đánh giá: Đặc biệt là thầy cô cần nhận xét về kết quả làm việc của nhóm, khắc phục tình trạng giảng viên giao bài hợp xướng cho các nhóm sinh viên, nhận kết quả và không có ý kiến đóng góp đánh giá cho sinh viên. Cách thức làm nhóm như vậy xét về khía cạnh cả giảng viên và sinh viên đều không đạt được kết quả tốt. Cuối giờ, giảng viên nên cho sinh viên nêu lại quá trình thực hiện cũng như khó khăn nảy sinh đối với từng cá nhân hoặc thưởng điểm cho nững nhóm hát tốt trên lớp.
2.1.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án
a. Định nghĩa: một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh. Ở phân môn học hát hợp xướng, nhiệm vụ đặt ra cao nhất bao giờ cũng là hoàn thành tốt một bài hợp xướng ở mức độ khó.
b. Vai trò: đâylà một hình thức dạy học quan trọng, góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. Với môn hát hợp xướng, nó là cách đánh giá tốt nhất cả năng lực biểu diễn cả tinh thần làm vệc tập thể của sinh viên. Sản phẩm cuối cùng của dự án thường là một tiết mục hợp xướng bài bản. Các nhóm sinh viên phải trải qua một quá trình luyện tập lâu dài mới hoàn thành được phần biểu diễn này trước thầy cô. Do vậy, sản phẩm ấy không chỉ để kiểm tra trước lớp mà còn có thể dùng làm một tiết mục văn nghệ trong các dịp đặc biệt.
c. Cách thức tiến hành:
c1.Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án
Giảng viên phải có kiến thức liên môn để xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức đó tổ chức thành một dự án phù hợp với điều kiện thực tiễn. Do vậy, dự án phải mang tính xã hội, thời sự sâu sắc. Trong môn Hợp xướng, ta có thể hình thành một số loại dự án như sau:
Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: Những dự án này thường gắn với cộng đồng địa phương và cho phép người học áp dụng bài học trong lớp học vào tình huống thực tế. Chẳng hạn, học để phục vụ biểu diễn ở trường, địa phương,...
Giải quyết vấn đề: Có một số dự án yêu cầu người học đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế. Các dự án này có thể gồm các chuỗi sự kiện đáng tin cậy hay những vấn đề đang tranh cãi trên thực tế. Có thể là những vấn đề của lớp học hay trong nhà trường như kĩ năng học môn Hợp xướng, cách lấy hơi, cách biểu diễn, vấn đề trang phục,...
Hợp tác trực tuyến: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực hiện trực tuyến. Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi hợp tác trực tuyến với các lớp khác, các chuyên gia hay cả cộng đồng.
c2. Lập dự án
Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
1. Xác định mục tiêu của dự án
Cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này, đặc biệt là những kĩ năng hát hợp xướng.
2. Thiết lập hoạt động cốt lõi
Hoạt động này sẽ định hướng một cái nhìn xuyên suốt dự án, đồng thời giúp các em sắp xếp hoạt động, việc luyện tập phù hợp
3. Lập kế hoạch đánh giá
Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại, nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, giảng viên biết nhiều hơn về nhu cầu của người học cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy. Giáo viên cần tiến hành, làm rõ:
- Lập kế hoạch dự án, bảng kiểm mục và phiếu đánh giá dự án.
- Sử dụng gợi ý giúp HS suy nghĩ và tự đánh giá việc học của chính mình.
- Xác lập mục đích, nhiệm vụ, dự đoán về kết quả đạt được trong học tập.
- Chỉ ra được những khó khăn có thể có trong quá trình học, đưa ra những gợi ý chiến lược khắc phục.
- Trao đổi phản hồi từ HS.
- Các chuẩn rõ ràng.
- Thời gian đủ để hoàn thành công việc và các sản phẩm.
- Hỗ trợ xác lập mục đích học tập mới trong tương lai.
4. Thiết kế các hoạt động
Ở đây, giảng viên cần xây dựng các tình huống để tạo nhiều cơ hội học tập phong phú cho người học nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, dự kiến các phương tìm kiếm cách giải quyết vấn đề và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực.
c3. Giao nhiệm vụ
Trước khi tổ chức thực hiện dự án, giảng viên cần dành ra một buổi học để triển khai dự án đến HS: giới thiệu tên dự án và nội dung tóm tắt, thảo luận với HS về các giai đoạn thực hiện dự án, phổ biến tiêu chí đánh giá, nhắc nhở HS một số vấn đề khác: thời gian hoàn thành, tinh thần, thái độ làm việc,...
c.4. Thực hiện dự án
Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết. Các nhóm sinh viên thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc đến từng thành viên trong nhóm và các em độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.
c.5. Trình bày sản phẩm
Hết thời hạn thực hiện dự án, giảng viên tổ chức một buổi để các nhóm trình bày sản phẩm về dự án của mình. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn đồng thời đưa ra đánh giá cụ thể.
c.6. Tổng kết, đánh giá
Giảng viên nên kết hợp mọi quá trình đánh giá: tự đánh giá của nhóm thực hiện, đánh giá của nhóm bạn, đánh giá của giảng viên để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án của các nhóm. Lựa chọn ra sản phẩm của nhóm xuất sắc để trình bày trước toàn trường hoặc đi biểu diễn.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme