Phụ lục luận văn “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”

PHỤ LỤC

Phần 1. Giáo án

Giáo án dạy hát hợp xướng bài “Hò rời bến”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- SV biết về các làn điệu hò.

- Biết nội dung bài hò rời bến.

2. Kỹ năng:

- SV hát đúng giai điệu- lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình

- Biết thể hiện bài hát theo hình thức hợp xướng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên:

 - Hát đúng giai điệu lời ca bài hò để minh họa.

 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp gõ phách

 chính xác bài hò.

2. Sinh viên:

- Xem trước bài hò, lập nhóm hát, tập xướng âm – luyện thanh.

- Mang bản nhạc bài hò và sách vở ghi chép.

- Một nhóm chuẩn bị thuyết trình hiểu biết về “Hò rời bến”

III. Tiến trình dạy học

1. Ôn tập bài cũ

     Các nhóm tự kiểm tra phần hát hợp xướng đã học buổi trước của nhau. Cuối cùng, chọn ra một nhóm đạt nhất, trình bày lại trước cả lớp.

2. Nội dung chính

 

Hoạt động

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Giới thiệu làn điệu hò

- GV yêu cầu một nhóm sinh viên thuyết trình hiểu biết về hò rời bến (đã chuẩn bị từ trước)

- GV tổng kết nét chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Luyện thanh

- GV cho sinh viên khởi động giọng và cơ thể.

- Tập thở theo hình thức cặp đôi: người này theo dõi người kia

- Tiến hành luyện thanh theo nhóm. Nhóm trưởng kiểm tra nhóm viên. Cuối cùng cả lớp luyện thanh chung theo sự điều khiển của GV.

Hoạt động 3: Luyện tiết tấu

- GV cho sinh viên đọc âm nốt có trong làn điệu kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu. Kết hợp phương tiện trình chiếu để trình chiếu những mẫu luyện tiết tấu

Hoạt động 4: Dạy hát

- GV chia lời ca cho sinh viên và hướng dẫn cách hát riêng cho từng bè. Chú ý phối hợp với đàn hoặc thiết bị phát nhạc khác.

- GV các nhóm tự gỡ bài, giải đáp cho nhóm chưa hiểu.

- Sinh viên nhận bài, gỡ bài, phân câu, phân chỗ lấy hơi, xử lý tác phẩm, giải quyết cao trào và các yếu tố kỹ thuật hơi thở, khẩu hình, khoảng vang. 

- GV cho các nhóm tự trình bày lại phần đã trao đổi với nhau. Chỉ ra điểm tốt – chưa tốt của từng nhóm

- GV hát mẫu hoặc cho sinh viên xem băng đĩa hát mẫu.

- GVsử dụng phương tiện đàn đàn cho sinh viên nghe, sau đó yêu cầu sinh viên vừa nghe cao độ  vừa hát

- GV xử lý những âm hình khó về cao độ,…Câu nhạc ở từng bè giáo viên hát chậm nhiều lần và yêu cầu sinh viên thực hiện theo.

- GV hướng dẫn cho sinh viên cách ghép bè

Hoạt động 5: Luyện tập

- Các nhóm tự luyện với nhau. Trưởng nhóm đánh giá cá nhân, ghi chép lại ưu – nhược điểm của các thành viên, nộp cho GV.

- GV trên cơ sở đó nắn lại cho các sinh viên.

Hoạt động 6: Kiểm tra

Cuối giờ, GV tổ chức hội thi chọn ra nhóm hát hay nhất.

Hoạt động 7: Tổng kết

GV tổng kết chung, đưa ra bài về nhà.

1. Tìm hiểu chung về “Hò rời bến”

Hò rời bến

          Về nội dung, tư tưởng: hò rời bến là làn điệu đầu tiên trong hệ thống làn điệu hò sông Mã, nội dung hò miêu tả công việc chèo đò trên sông, chuẩn bị chuyển động chuyến đò phải nhờ đến các trai đò giới thiệu con đò, nhắc nhở khách đò một vài câu trước khi xuống thuyền, khi đi qua tấm ván nối từ thuyền với bờ neo

 Về âm nhạc: Kết cấu giai điệu hò được xây dựng do thang 4 âm, 5 âm hẹp tầng âm quay quanh quãng 4, quãng 5 đặc trưng. Giai điệu hò rời bến đi từ cao xuống thấp trục âm chính tạo thành khung, các âm lướt có sức hút về chủ âm mạnh, từ thang 3 âm phát triển thành thang 4 âm. Với thang 5 âm để sử dụng luyện giọng áp dụng cho làn điệu Hò rời bến, bắt đầu từ nhịp đầu của làn điệu đã thể hiện rõ tính chất của thang 5 âm II bậc (Hò, xự, xang, xê, phan, líu), giáo viên hướng dẫn cách áp dụng những thang âm trên vào bài hò rời bến bằng cách đọc những cách đọc những âm theo âm hình tiết tấu của nhịp 2/4, chú ý quãng 4 (đô, sol) [Hoàng Thị Thúy, Ứng dụng dạy Hợp xướng trên làn điệu Hò Sông Mã tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, www.spnttw.vn, cập nhật 21/7/2014]

2. Tập hát hợp xướng bài “Hò rời bến”

2.1. Tập thở, luyện thanh

- Tập thở bằng bụng và cơ hoành

- Luyện thanh trên thang 5 âm II (Nam) và thang 5 âm III (Xuân) trước khi ứng dụng hát hợp xướng trên làn điệu“Hò rời bến”

 

 

 

2.2. Luyện tiết tấu

Tiết tấu khoan thai, nhịp nhàng

 

 

 

 

2.3. Tập hát

- Kết cấu bài hò: mỗi một lần bè xướng hát xong là bè xô hò theo (Dô khoan dô huầy)

- Cách hát từng bè:

+ Bè xướng (Soprano) hát giáo viên dạy hát từng câu bằng cách hát mẫu cho sinh viên nghe 2 lần và yêu cầu thực hiện

+ Bè xô (Alto, Tenor 1+Tenor 2) hát giáo viên dạy hát từng câu bằng cách hát mẫu cho sinh viên nghe từng bè từ hai đến ba lần và yêu cầu sinh viên từng bè hát lên bè của mình trên một âm hình tiết tấu chung của phần xô.

   Trong Hò rời bến, sử dụng cách phối thêm bè cho phần xô dầy dặn hơn khi xô theo câu hò của người xướng.

- Cách phối bè:

cách ghép bè bằng cách cho bè “xô” Alto và Tenor hát riêng 2 lần và ghép với phần xướng ở lần thứ 3.

 

 

2.4. Luyện tập

- Hát hợp xướng đoạn 1 của bài hò

- Hát hợp xướng đoạn 2 của bài hò

 

 

 

 

 

 

 

* Bài về nhà: Những phần chưa hoàn thiện: yêu cầu về nhà hoàn thiện tiếp

 

 

Phần 2: Bài kiểm tra (dùng để kiểm tra kết quả thực nghiệm)

Câu 1 (1 điểm)

     Nêu tên tác giả và nêu hiểu biết về nội dung bài hát

Câu 2(9 điểm)

Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát hợp xướng một đoạn trong bài hát đã học theo nhóm đã phân từ trước.

 

 

Phần 3: Phiếu hỏi

Mẫu 1:                         PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

         ( Dành cho giáo viên, thời gian trưng cầu: sau khi thử nghiệm)

   Để tìm hiểu hiệu qủa của việc áp dụng các biện pháp trong luận văn, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các thầy cô từ những câu trả lời cho bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam đoan thông tin thầy cô cung cấp dưới đây chỉ để dùng phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Rất mong sự hợp tác của các thầy cô!

      Các thầy cô vui lòng đánh dấu chọn (o) vào đáp án đúng nhất hoặc cho ý kiến riêng vào bảng khảo sát.

Câu 1: Đánh giá của thầy cô về hiệu quả của tiết học ứng dụng các biện pháp mà luận văn đề ra

  1. Rất hiệu quả
  2. Hiệu quả
  3. Bình thường
  4. Không hiệu quả

Câu 2: Thầy/cô có những đề xuất, kiến nghị bổ sung thêm không?

………………………………….....………………………………………

..........................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Một số ý kiến riêng của thầy cô về thuận lợi và khó khăn trong tổ chức dạy học hợp xướng ở trường

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

   Một số thông tin của thầy cô (có thể không điền)

Họ tên:……….

Thầy cô đã dạy được bao lâu?:………….        

 

 

Mẫu 2:                        PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

( Dành cho sinh viên)

     Các bạn sinh viên thân mến!

   Để tìm hiểu hiệu qủa của việc áp dụng các biện pháp trong luận văn, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các bạn từ những câu trả lời cho bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam đoan thông tin các bạn cung cấp dưới đây chỉ để dùng phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

     Rất mong sự hợp tác của các bạn!

       Các bạn vui lòng đánh dấu chọn (o) vào đáp án bạn nghĩ là đúng nhất hoặc cho ý kiến riêng của các bạn vào bảng khảo sát.

Câu 1: Đánh giá của bạn về hiệu quả của tiết học ứng các biện pháp mà luận văn đề ra

  1. Rất hiệu quả
  2. Hiệu quả
  3. Bình thường
  4. Không hiệu quả

Câu 2: Bạn có những đề xuất, kiến nghị bổ sung không?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

   Một số thông tin của bạn (có thể không điền)

Họ tên:……….

Lớp:………..

 

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme