Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm: "SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THCS" (trích)

CHƯƠNG I : CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN.

       Trước khi đưa ra những vận dụng cụ thể phương pháp vận dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới dạy học Giáo dục công dân THCS, tôi muốn trình bày những kiến thức học tập được từ những chuyên đề vềphương pháp sử dụng  bản đồ tư duy .

  1.  Khái niệm về bản đồ tư duy:

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì: “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.

      Theo thầy Hoàng Đức Huy - giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên quận 4 -  thành phố  Hồ Chí Minh viết :  “ Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. Cái cây ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay là hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan đến ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân  nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một  “ bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.”

     II. Cơ sở khoa học  của phương pháp bản đồ tư duy:

Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, các nhà khoa học chỉ ra rằng chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải và não trái.

Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng…. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn.  Vậy mà từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số theo trật tự tuyến tính. Nghĩa là chúng ta mới chỉ sử dụng ½ bộ não- não trái mà chưa sử dụng kĩ năng nào bên não phải – nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng.

Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra bản đồ tư duy theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Bản đồ tư duy không những sử dụng chữ, số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc và hình ảnh. Các dòng kẻ, chuỗi, chữ, số, và các danh sách được xử lí b»ng chức năng thần kinh của não trái. Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công việc bình thường. Do đó khi sử dụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới hạn. Để thực sự trở nên sáng tạo, chúng cần sử dụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phải như sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian.

Với đặc điểm trên, bản đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầu não trái và não phải. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy toàn bộ mọi khả năng tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy. Như vậy bản đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

III. Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy:

Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ các nhánh chính đó lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ, rõ ràng.

Sơ đồ minh họa:

  1. Cách lập Bản đồ tư duy:

Theo Tony Buzan, để lập một Bản đồ tư duy gồm có các bước sau:

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) :

Bắt đầu ý tưởng trung tâm ở giữa một tờ giấy trắng, phần giấy trắng xung quanh dùng để diễn tả các ý chính theo các nhánh nhỏ.Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Diễn đạt ý tưởng trung tâm bằng một từ khoá, hình ảnh hay bản vẽ. Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề. Theo Tony Buzan, một hình ảnh có thể diễn đạt ý tưởng tương đương với 1000 từ vựng. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. Hình ảnh càng hấp dẫn thì càng làm tinh thần tập trung, não bộ hoạt động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn.

Sử dụng màu sắc hợp lí khi vẽ. Cũng như hình ảnh, màu sắc trong Bản đồ tư duy rất quan trọng, màu sắc kích thích đại não hưng phấn, tạo cảm giác vui vẻ, sống động cho Bản đồ tư duy, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng.

Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.

Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Bước 3:Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.

Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.

Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.

Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme