Mở đầu sáng kiến kinh nghiệm: "SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THCS"

1. Lý do chọn đề tài:

Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh trí tuệ, toàn cầu hoá. Một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành giáo dục là làm sao đào tạo được nguồn nhân lực cho đất nước có đầy đủ nhân cách, trí tuệ, sức khoẻ và kỹ năng sống đáp ứng và hoà nhập được với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trên thế giới. Do vậy mà vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 nêu rõ về nội dung: "Dạy và học có hiệu quả, thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, giúp các em tự tin trong học tập.", "rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc và sinh hoạt theo nhóm", " tổ chức các trò chơi dân gian, sân khấu học đường và các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh."

Để hưởng ứng phong trào thi đua đó, nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những “bình chứa thụ động” mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập.

Riêng đối với bộ môn Giáo dục công dân, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm đã và đang được triển khai rộng rãi trong các nhà trường THCS. Đặc biệt là việc ứng dụng bản đồ tư duy cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác như học nhóm, công nghệ thông tin... đã đem lại rất nhiều lợi ích và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên việc môn Giáo dục công dân cũng gặp nhiều khó khăn. Dung lượng kiến thức mỗi tiết rất dài và có phần khô khan. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để có thể ứng dụng tốt phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân bằng bản đồ tư duy để giờ dạy có hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, hứng thú của học sinh . Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS”.

2.Lịch sử đề tài :

Bản đồ tư duy (BĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập, làm việc, kinh doanh... từ 15 - 20 năm nay. Ở nước ta, BĐTD mới chỉ được biết đến trong vài năm trở lại đây, đặc biệt khi ngành giáo dục làm quen với BĐTD qua triển khai áp dụng linh hoạt cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác trên diện rộng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dự án Phát triển giáo dục THCS II đã chủ trì nhóm nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và tham mưu với Bộ GD - ĐT đưa thành chuyên đề ứng dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học tới các cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh THCS. Trong 3 năm gần đây, các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Dự án Phát triển giáo dục THCS II kết hợp với Vụ Giáo dục Trung học và Cục Nhà giáo của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT các tỉnh đến các vùng miền của đất nước để nghiên cứu và nhân rộng dần phương pháp mới này với hy vọng sẽ giúp HS thoát khỏi lối “học vẹt”, đóng góp phần mình vào công việc chung của ngành giáo dục. Trên 30 bài báo khoa học cùng với 4 cuốn sách: “Dạy tốt - học tốt các môn học bằng BĐTD” dùng cho GV và HS từ lớp 4 đến lớp 12 và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh phổ thông.

Năm 2011, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc và được cả giáo viên cũng như học sinh các trường hồ hởi tiếp nhận. Nhiều Sở, Phòng GD - ĐT sau khi được tập huấn cho cốt cán cấp THCS đã chủ động phổ biến đến cả cấp tiểu học và trung học phổ thông. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng cũng áp dụng BĐTD ở các mức độ khác nhau. Kết quả ghi nhận ban đầu cho thấy: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, “định vị trong đầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, học tốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả từ thực tiễn cuộc sống. Trước kết quả khả quan này, năm 2011, Bộ GD - ĐT đã quyết định đưa chuyên đề phương pháp dạy học bằng BĐTD thành 1 trong 5 chuyên đề tập huấn cho giáo viên THCS trên toàn quốc. Cho đến nay, đề tài:“ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS ” đã có khá nhiều giáo viên dạy môn tìm hiểu nghiên cứu. Tuy nhiên, các giải pháp mà các nhà viết sách đưa ra nhiều khi còn mang tính chất lý thuyết hoặc một số kinh nghiệm của đồng nghiệp đưa ra áp dụng cho mọi đối tượng của học sinh nhiều khi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, khi viết đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS”, bên cạnh việc tiếp thu những kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm đã được áp dụng trong giảng dạy trong năm học vừa qua với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để giúp học sinh cải thiện được chất lượng học môn Giáo dục công dân của mình.

3. Mục đích nghiên cứu.

3.1. Đối với giáo viên:

Đối với với giáo viên, trong quá trình dạy Giáo dục công dân, sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần của bài học, sau mỗi bài học hay sau mỗi chương học một cách rõ ràng, khoa học vì sử dụng phần mềm BĐTD như một hình ảnh trực quan cho học sinh dễ theo dõi những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành .
         3. 2. Đối với học sinh:

Việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

   4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:

          4.1 Nhiệm vụ:

4.1.1. Tìm hiểu những vấn đề chung về bản đồ tư duy .

4.2.2. Tìm hiểu một số vấn đề về thực tiễn dạy học Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở .

4.3.3. Tìm hiểu một số vấn đề phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học Giáo dục công dân bậc THCS .

4.2 Phương pháp:

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và ghi chép những vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp quan sát: dự giờ đồng nghiệp, ghi chép.

4.2.3. Phương pháp điều tra: tìm hiểu, trao đổi với GV, HS về vấn đề nghiên cứu.

4.2.4 . Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để đánh giá kết quả vấn đề nghiên cứu.

5.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

        5.1. Phạm vi nghiên cứu.

             Đề tài tập trung giới thiệu nội dung và phương pháp vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Giáo dục công dân bậc THCS hiện nay.

        5. 2. Đối tượng nghiên cứu.

              Áp dụng trong việc dạy - học Giáo dục công dân cho học sinh trường THCS Lê Quý Đôn nói riêng và học sinh trường THCS nói chung.

 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

        1.“ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS” đã hệ thống tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Giáo dục công dân bậc THCS hiện nay.

2. Qua kinh nghiệm này, giáo viên, học sinh nắm được phương pháp vận dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9 .

3. Kinh nghiệm này thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.

4. Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh, giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
         5. Điểm mới cần lưu ý trong kinh nghiệm này là bản thân đã khai thác ứng dụng phần mềm  iMindmap trong việc dạy học môn Giáo dục công dân.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme