Trường phổ thông dân tộc bán trú dân nuôi

Là trường phổ thông công lập có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân, dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

1.    Khái quát chung về trường PTDT bán trú dânnuôi

  1. Cơ cấu bộmáy:

Nhà trường có Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn theo cấp học cụ thể như sau: 

-    Ban giám hiệu: gồm 01 hiệu trưởng có trình độ chuyên môn THCS, 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn THCS và 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mônTH.

-  Cáctổchuyênmônthànhlậptheocấp học nhưcáctrườngphổthôngkhác.

-   Biên chế giáo viên: trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho cả hai cấp học. Cấp TH đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 1,5, Cấp THCS đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ2,3.

-    Biên chế học sinh: 1 trường không quá 30 lớp, môic lớp THCS không quá 35 học sinh, Tiểu học không quá 25 họcsinh.

-   Với cán bộ, nhân viên: đảm bảo đủ về cán bộ hành chính phục vụ và thư viện, thiết bị, cứ 30 học sinh lưu trú thì biên chế 01 nhân viên phụ trách nuôidưỡng.

  1. Cơ chế hoạtđộng:

-   Nhà trường hoạt động theo điều lệ trường phổ thông (Điều lệ trường TH, THCS).

-   Qui chế hoạt động của nhà trường do bộ GD&ĐT banhành.

-   Thực hiện theo các quyết định, qui định, qui chế, chế độ, chính sách,chế tài...do Bộ GD&ĐT và Nhà nước

2.    Vị trí, ý nghĩa của trường PTDT bán trú dânnuôi

Trường PTDT bán trú là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trường có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn được thể hiện ở một số mặtsau:

2.1.     Về mặt kinh tế xãhội

So với việc đầu tư xây dựng và chi phí cho trường PTDT Nội trú thì trường PTDT Bán trú có chi phí thấp hơn (Tại thời điểm năm 2008, mức chi cho học sinh trường PTDT Nội trú = 460.000đ/ tháng x 12 tháng, Năm 2009 là 520.000 đồng; Mức chi cho học sinh trường PTDT Bán trú = {(140.000 đ/tháng x 9 tháng) + Dân nuôi}).

Đối với học sinh cấp tiểu học thì sẽ tiết kiệm được quĩ đất và việc đầu tư xây dựng phòng học tại các điểm trường lẻ. Hơn nữa là các điểm lẻ ở xã đặc biệt khó khăn lại có số lượng lớp ít, tỷ lệ học sinh/lớp không cao (nhiều điểm chỉ có 1 lớp với biên chế dưới 10 học sinh) và khó tổ chức được học 2 buổi/ngày nên tiết kiệm được biên chế giáo viên và chất lượng lại được đảm bảo.

Với Chi phí thấp (so với trường PTDT nội trú và PTCS khác) mà hiệu quả lại cao như: Duy trì được sĩ số học sinh, bảo đảm được tỷ lệ học sinh chuyên cần, điều kiện cơ sở vật chất tốt (Tập trung đầu tư cho 1 điểm trường chính/1 xã), học sinh được nuôi dưỡng và lưu trú tại trường từ đó các em được học 2 buổi/ngày được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được sinh hoạt trong môi trường tập thể…và đây chính là môi trường học tập tốt đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực.

2.2.     Đảm bảo an sinh xãhội

Học sinh có điều kiện đi học và đi học đều không bỏ học giữa chừng, đây cũng chính là đảm bảo quyền được học tập, quyền học được của học sinh. Học ở trường PTDT Bán trú đã giúp các em có cơ hội được học 2 buổi/ngày, được bồi dưỡng năng khiếu, được phụ đạo yếu kém, được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Văn hoá văn nghệ và Thể dục thể thao… điều này đảm bảo cho các em quyền họcđược.

2.3.    Chínhsách

Tổ chức tốt trường PTDT Bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn cũng chính là đảm bảo thực hiện tốt chính sách Dân tộc, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. 

Theo học trường bán trú, các em còn rất nhiều khó khăn, phải tự lập như kiếm củi, nấu cơm, giặt giũ... Có những em phải tự chăm sóc bản thân vì sống xa cha mẹ…nhưng các em được hưởng các chế độ sinh hoạt và học tập một cách bài bản và có chất lượng.

Các thầy cô giáo thì phải làm công tác kiêm nhiệm - vừa giảng dạy, vừa quản lý bán trú rất vất vả nhưng cũng được hưởng chế độ như giáo viên công tác tại các trường chuyên biệt hay các xã đặc biệt khó khăn.

Xácđịnhmô hìnhtrườngPTDTBántrúdânnuôilàgiảiphápnhằmnângcao chấtlượnggiáodụccótínhkhảthicao,phùhợpvớiđiềukiệnkinhtế -xãhộivà đặcđiểmdânsố,dâncư,củacác xãcóđiềukiệnKT–XHđặcbiệtkhókhăn.

2.4.      Ý nghĩa thực tế đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn

Dođặcthùđịahìnhmiềnnúi,sựphânbốdâncưkhôngtậptrung,phongtục tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số là sống dựa vào rừng nên họ sống rất xa các khu trung tâm. Học sinh là con em dân tộc thiểu số cũng phải chịu nhiềuthiệtthòi,điềukiệnkinhtếgiađìnhthìeohẹp(đasốlà hộnghèo,cácem vừa phải lao động vừa đi học), hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả. Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừnghoặccóđihọcthìcũngbuổiđibuổinghỉ.MôhìnhtrườngPTDTBTdân nuôiđãkhắcphụcđượcnhữngkhókhănchocácem,cácemđượcnhànướchỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập từ đó giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động VHVN – TDTT vui chơi bổích...Từđócácemsẽhứngthúhơntrongviệc họctập.

Mô hình quản lý trường PTDT Bán trú cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV với học sinh. Khi gửi con em mình vào nhà trườngtức là phụ huynh học sinh đã uỷ thác con em họ cho Ban giám hiệu và Giáo viên nên bản thân các CBQL, GV đã phải tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Khó khăn còn nhiều, song mô hình trường bán trú dân nuôi rõ ràng rất phù hợp với những trường vùngcao.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme