Bài tập vật lí và vai trò trong dạy học vật lí

Phân loại, nêu vai trò của bài tập vật lí

1 Phân loại bài tập vật lí

1.1 Phân loại theo phương thức giải

a) Bài tập định tính

            Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải HS không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm được. Muốn giải những bài tập định tính, HS phải thực hiện phép suy luận logic, do đó phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lí, nhận biết được những biểu hiện của chúng trong trường hợp cụ thể. Đa số cá bài tập định tính yêu cầu HS giải thích hoặc suy đoán một hiện tượng xảy ra trong những điều kiện cụ thể.

            Bài tập định tính làm tăng sự hứng thú của HS đối với môn học, tạo điều kiện phát triển trí óc quan sát ở HS, là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy của HS và dạy cho HS biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

b) Bài tập định lượng

            Bài tập định lượng là loại bài tập mà khi giải HS phải thực hiện một loạt các phép tính để xác định mối liên hệ phụ thuộc về lượng giũa các đại lượng và kết quả thu được là một đáp án định lượng. Có thể chia bài tập định lượng làm hai loại:

-        Bài tập tính toán tập dợt: là loại bài tập tính toán đơn giản, trong đó chỉ đề cập đén một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản nhằm củng cố kiến thức cơ bản vừa mới học, làm học sinh hiểu rõ ý nghĩa các định luật và các công thức biểu diễn chúng.

-        Bài tập tính toán tổng hợp: là loại bài tập mà khi giải thì phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, nhiều công thức. Loại bài tập này có tác dụng đặc biệt giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ các mối liên hệ khác nhau giữa các phần của chương trình vật lí. Ngoài ra bài tập tính toán tổng hợp cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung vật lí của các định luật, quy tắc biểu hiện dưới các công thức. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý HS chú ý đến ý nghĩa vật lí của chúng trước khi đi vào lựa chọn các công thức và thực hiện phép tính.

c) Bài tập thí nghiệm

            Bài tập thí nghiệm là loại bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải BT. Những TN này thường là những TN đơn giản. BT TN cũng có thể có dangh định lượng hoặc định tính.

            BT TN có nhiều tác dụng về cả mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt giúp làm sáng tỏ mối quan hệ lý thuyết và thực tiễn.

            Lưu ý, trong các BT TN thì TN chỉ cho các số liệu để giải BT, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế. Cho nên phần vận dụng các định luật vật lý giải thích các hiện tượng mới là nội dung chính của bài TN.

d) Bài tập đồ thị

            BT đồ thị là bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện để giải phải tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi học sinh phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong BT bằng đồ thị.

            BT đồ thị có tác dụng rèn luyên kĩ năng đọc, vẽ đồ thị và mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng mô tả trong đồ thị.

1.2 Phân loại theo nội dung

            Người ta dựa vào nội dung chia các BT theo các đề tài của tài liệu vật lí. Sự phân chia như vậy có tính quy ước vì BT có thể đề cập tới những kiến thức của những phần khác nhau trong chương trình vật lí. Theo nội dung, người ta phân biệt các BT có nội dung trừu tượng, BT có nội dung cụ thể, BT có nội dung thực tế, BT vui

            - BT có nội dung trừu tượng là trong điều kiện của bài toán, bản chất vật lí được nêu bậc lên, những chi tiết không bản chất đã được bỏ bớt.

            - BT có nội dung cụ thể có tác dụng tập dợt cho HS phân tích các hiện tượng vật lí cụ thể để làm rõ bản chất vật lí.

            - BT có nội dung thực tế là loại BT có liên quan trực tiếp đến đời sống, kĩ thuật, sản xuất và đặc biệt là thực tế lao động của HS, có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp.

            - BT vui là BT có tác dụng làm giảm bớt sự khô khan, mệt mỏi, ức chế ở HS, nó tạo sự hứng thú đồng thời mang lại trí tuệ cao.

1.3 Phân loại theo yêu cầu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy học sinh trong quá trình dạy học

            - BT luyện tập: là loại BT mà việc giải chúng không đòi hỏi tư duy sáng tạo HS, chủ yếu chỉ yêu cầu HS nắm vũng cách giải đối với một loại BT nhất định đã được chỉ dẫn.

            - BT sáng tạo: trong BT này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, HS bắt buộc phải có những kiến thức độc lập, mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.

            - BT nghiên cứu: là dạng BT trả lời câu hỏi “tại sao?”

            - BT thiết kế: là dạng BT trả lời cho những câu hỏi “phải làm như thế nào?”

1.4 Phân loại theo cách thể hiện bài tập

            BT lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời cho sẵn (test). Loại BT này có hạn chế là không kiểm tra được con đường suy nghĩ của người giải nhưng vẫn có hiệu quả nhất định trong việc kiểm tra trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS.

1.5 Phân loại theo hình thức làm bài

a) Bài tập tự luận

            BT tự luận là những bài tập yêu cầu HS giải thích, tính toán và hoàn thành theo một logic cụ thể. Nó bao gồm những loại bài đã trình bày ở trên.

b) Bài tập trắc nghiệm khách quan

            BT trắc nghiệm khách quan là loại BT cho câu hỏi và đáp án. Các đáp án có thể đúng hoặc sai. Nhiệm vụ của HS là tìm ra câu trả lời đúng nhất, cũng có khi đó là những câu bỏ lửng yêu cầu điền vào những chỗ trống đề có câu trả lời đúng. Bìa tập này gồm:

-        Câu đúng – sai: câu hỏi là một phát biểu, câu trả lời là một trong hai lựa chọn

-        Câu nhiều lựa chọn: một câu hỏi, nhiều phương án lựa chọn, yêu cầu HS tìm câu trả lời đúng nhất.

-        Câu điền khuyết: nội dung trong câu bị bỏ lửng, yêu cầu HS điền từ hoặc điền công thức đúng vào chỗ bị bỏ trống.

-        Câu ghép hình thức: nội dung của các câu được chia thành hai phần, HS phải tìm các phần phù hợp để ghép thành câu đúng.

2 Vai trò của bài tập vật lí trong dạy và học

a) Bài tập giúp cho việc ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức

            trong giai đoạn xây dựng kiến thức, học sinh đã nắm được cái chung, cái khái quát của khái niệm, định luật và cũng là cái trừu tượng. Trong bài tập, học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế. Ngoài những ứng dụng trong kĩ thuật, bài tập vật lí sẽ giúp học sinh thấy được những ứng dụng mô hình, muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học.

            Các khái niệm, định luật vật lí rất đơn giản, còn biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp, bởi vì các sự vật, hiện tượng có thể bị chi phối bởi nhiều định luật, nhiều nguyên nhân đồng thời hay liên tiếp chồng chéo lên nhau. Bài tập sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó.

            Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập, học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiieens thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương.

b) Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới

            Các bài tập nếu được sử dụng khéo léo cỏ thể dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra.

c) Giải bài tập vật lí rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát

            Bài tập vật lí là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Có thể xây dựng nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó học sinh biết vận dụng lí thuyết để giải thích hoặc dự đoán các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước.

d) Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh

            Trong khi làm bài tập, do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinnnh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển, năng lực tự làm việc của các em được nâng cao, tính kiến trì được phát triển.

e) Góp phần phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh

            Việc giải bài tập vật lí đòi hỏi phải phân tích bài toán để timmf bản chất vật lí với mức độ khó được nâng dần lên giúp học sinh phát triển tư duy.

            Có nhiều BTVL không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiên thức đã được học mà còn giúp bồi dưỡng cho HS tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm, bài tập thiết kế dụng cụ rất có ích về mặt này.

f) Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh

            BTVL cũng là một phương tiện rất hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS. Tùy theo cách đặt câu hỏi kiểm tra, ta có thể phân loại được mức độ nắm vũng kiến thức của HS, khiến cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của HS được chính xác hơn.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme