Một số năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT (Hỗ trợ luận văn)

Một số năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT là gì?

Một số năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT

 

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế với mục tiêu phát triển năng lực HS. Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy các môn tự nhiên còn chưa hiểu rõ về các năng lực cần hình thành cho học sinh trong bộ môn của mình. Bài viết này nhằm làm rõ các năng lực đó.

           Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000): “ Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.”[1,tr8]. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể và trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc. Vậy các năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT là gì?

  1. Các năng lực chung các môn tự nhiên cần phát triển cho HS THPT bao gồm các năng lực sau:

1.1.         Năng lực giao tiếp, hợp tác.

       Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. Nó bao gồm ba thành phần cơ bản – năng lực ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ xã hội và năng lực ngữ dụng. Năng lực ngôn ngữ là kiến ​​thức và khả năng sử dụng nguồn lực ngôn ngữ để tạo thành các thông báo. Năng lực ngôn ngữ xã hội đề cập đến việc sở hữu kiến ​​thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong một bối cảnh xã hội. Năng lực ngữ dụng là sử dụng ngôn ngữ để phục vụ một chức năng, công việc cụ thể. 

1.2.         Năng lực tự học.

            Đó là năng lực HS tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động học tập của mình. HS cần khả năng tự kỷ luật, có sự tò mò, tự tin, có thể sử dụng các kỹ năng nghiên cứu cơ bản và biết tổ chức, sắp xếp thời gian để đạt được mục tiêu học tập đã định. Tự học có thể chia thành hai mức đó là tự học có hướng dẫn và tự học hoàn toàn rồi đưa ra các dấu hiệu để phân biệt hai mức này cụ thể là: Tự học có hướng dẫn nghĩa là có quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc, làm bài, chấm bài nhưng trò phải chủ động; và tự học hoàn toàn có nghĩa là không có sự trợ giúp của người thầy, người học tự vượt khó khăn trong học tập bằng cách động não, tự mình làm thử, tự mình quan sát, cũng có thể gặp người khác để trao đổi.

1.3.         Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

         Đó là khả năng HS sử dụng các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Để hình thành năng lực này, HS cần hiểu biết về máy tính, tạo ra các sản phẩm từ máy tính như đồ thị, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh,... 

  1.  Năng lực đặc thù môn học: 

2.1.         Năng lực thực hành thí nghiệm

       Đây là năng lực các em tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng thí nghiệm; năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên. Từ việc HS làm thí nghiệm, các em sẽ được rút ra những kết luận về tính chất của chất.

       Các bước thể hiện năng lực này gồm:

   - HS sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm. Các em sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp.

  - HS tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm và thu được những kiến thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kĩ thuật.

  - HS mô tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm, các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra và rút ra được những kết luận cần thiết.

2.2.         Năng lực tính toán

           Là khả năng HS biết tư duy khái quát hóa, tích cực vận dụng một cách khoa học, linh hoạt sáng tạo, các thuật toán các phương pháp đại số, các định luật .v.v. vào việc giải các bài toán hóa học nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề thực tiễn. năng lực tính toán cần phát triển ở HS sẽ gồm bốn năng lực thành phần là: Nêu vấn đề nghiên cứu; nêu các giả thuyết, đề xuất cách giải quyết (đưa ra dạng bài tập); Phân tích và áp dụng công thức toán học thích hợp; Kết luận và vận dụng.

       Các bước thể hiện năng lực tính toán gồm:

-         Hiểu và nắm rõ các kí hiệu, đại lượng trong một công thức.

-         Nhận dạng và lựa chọn công thức tính toán phù hợp với từng bài tập.

-         Ghi nhớ chính xác công thức cần sử dụng.

-         Trình bày một cách khoa học các bước tính toán và rút ra những kết luận cần thiết.

-         Sử dụng các phương pháp giải toán trong bài tập mới một cách độc lập, sáng tạo, không dập khuôn

-         Nhanh chóng nhận ra phương hướng giải quyết bài toán và sử dụng công thức một cách hiệu quả và chính xác.

-    Thiết lập được mối quan hệ giữa các phương pháp, rút ra được cái chung và cái riêng, biết phối hợp nhiều phương pháp giải toán

2.3.         Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

           Đây là năng lực HS phát hiện được các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống, biết phân tích, đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề và lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề đó, đồng thời đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong nhiệm vụ mới. Nó gồm bốn năng lực thành phần là: Tìm hiểu vấn đề, đề xuất giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, đánh giá và phản ánh giải pháp.

       Các bước thể hiện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề gồm:

-      Biết phân tích tình huống, phát hiện mâu thuẫn nhận thức của vấn đề

-               Phát biểu rõ ràng vấn đề cần giải quyết

-               Thu thập thông tin có liên quan, đề xuất được các giả thuyết khoa học khác nhau

-               Phân tích để lựa chọn các giả thuyết hợp lý để giải quyết vấn đề

-               Thực hiện kế hoạch một cách độc lập sáng tạo

-               Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất

-       Đánh giá và khái quát hoá vấn đề vừa giải quyết

2.4.         Năng lực vận dụng kiến thức tự nhiên vào cuộc sống

              Đây là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Trong các năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS thì năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một trong các năng lực quan trọng giúp HS có thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại, hội nhập với nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh cần được giải quyết.

        Năng lực vận dụng kiến thức tự nhiên vào thực tiễn của HS được mô tả gồm các năng lực thành phần và các mức độ thể hiện như sau:

       - Năng lực hệ thống hóa kiến thứ: Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó.

        - Năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức tự nhiên vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.

       - Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức tự nhiên được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau.

      - Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức để giải thích.

      - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn, chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề.

2.5.         Năng lực sáng tạo

         Năng lực này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân và bằng tư duy độc lập cao mà nhờ đó học sinh tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội.

            Quy trình sáng tạo hiệu quả, trong đó bao gồm 5 bước căn bản như sau:

 

           - Sự chuẩn bị cho ý tưởng: HS phải làm là không ngừng tìm hiểu và học hỏi về những thông tin và kiến thức mới trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Đánh giá ý tưởng một cách tổng quan, và khi đó, những ý tưởng sẽ lóe lên trong đầu một cách tự nhiên nhất. 

        - Tạo ra và đánh giá ý tưởng: tạo ra các giải pháp của riêng bạn cho vấn đề và đánh giá các ý tưởng đó một cách toàn diện dựa trên những tiêu  chuẩn như mức độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng, tình hình thực tế, so sánh theo cặp, so sánh tổng quát,… 

       - Cụ thể hóa ý tưởng và tiến hành giải pháp: phải theo đuổi ý tưởng của mình và biến nó thành sự thật. Đồng thời giới thiệu ý tưởng của mình tới mọi người.

 

        Trên đây, tôi vừa nêu ra một số năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT. Để hình thành cho HS các năng lực trên, GV các bộ môn tự nhiên cần thay đổi phương pháp và kĩ thuật dạy học:            
         - Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

        - Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án.

        - Thực hành nhiều. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học...

      - Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

      - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo như: “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy...

    - Sử dụng bài tập gồm nhiều loại: bài toán có nhiều lời giải, bài toán dạng đặc biệt...

      Tôi mong từ bài viết này, thầy cô sẽ có những định hướng bài giảng nhằm phát huy tốt nhất năng lực của học sinh!                                  

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12)

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme