Bài tham luận: Có nên phạt học sinh

Có nên phạt học sinh? Bài viết đưa cho chúng ta cách nhìn mới mẻ.

Bàn về vấn đề phạt học sinh

 

Phần 1: Có nên phạt học sinh?

 

 

 

Xin bắt đầu với câu chuyện được bàn tán rất lâu trên báo chí và dư luận xã hội. Đó là vệc thầy cô giáo phạt học sinh bằng cách cho quỳ gối hoặc liếm ghế trước lớp. Và gần đây là việc cô bảo mẫu vừa xúc cơm vừa tát các bé mẫu giáo bôm bốp.

 

Nó gợi cho tôi nhớ lại kí ức khi còn đi học, nhìn thầy cô giáo sợ bằng trời. Cô chủ nhiệm hồi tiểu học của tôi luôn có cái thước rất to và nó phải thay đổi liên tục vì thỉnh thoảng cô lại quật học sinh gẫy thước. Lên cấp 2, 3; tôi lại sợ nhất giờ sinh hoạt. Cứ tới lúc đó, giáo viên sẽ trừng trị “những kẻ phạm tội”. Điều tôi ấn tượng nhất là cô bắt đứng giữa lớp, tự lấy tay vả vào mặt mình hoặc kể tội: “Em ăn gì mà ngu thế?” (vì bị điểm kém), “Nhà đã nghèo, bố mẹ cày mặt giữa đường mà còn đú đởn” (vì ăn diện).

 

Nói thực, không có các thầy cô thì tôi và các bạn trong lớp đã chẳng được như bây giờ song ấn tượng về hành động và câu nói ấy cứ bám theo chúng tôi mãi. Thỉnh thoảng gặp nhau, chúng nó vẫn lôi ra kể để hù doạ nhau.

Nhưng cũng phải kể đến câu chuyện thứ hai. Đó là câu chuyện về một người thầy giáo cống hiến 30 năm cho nghề dạy học - Frank McCourt. Ông đã kể lại cuộc đời dạy học của mình trong cuốn hồi ký Người thầy khiến độc giả ngạc nhiên xen lẫn thú vị. Như bao giáo sinh mới ra trường, ông ôm ấp hoài bão về việc truyền thụ kiến thức thú vị và áp dụng những phương pháp sư phạm tích cực mà mình tích luỹ sau bao năm học hành cho học sinh. Nhưng thực tế giảng dạy làm ông choáng váng và thất vọng. Đáp lại nhiệt tình của anh là tiếng cãi vã, nói chuyện ầm ĩ dưới lớp hoặc may mắn hơn là những cặp mắt trố ra nhìn thầy đầy xa lạ. Ngay trong buổi đầu tiên tới trường, ông đã bị lôi vào cuộc ẩu đả một sống một chết của các anh chàng choai choai trong trường.

Bản thân tôi cũng vậy. Nối nghiệp sư phạm bởi cha mẹ khuyên bốn chữ: “Nghề đó nó nhàn”. Bây giờ, tôi hiểu hơn chữ “nhàn” đó qua việc chứng kiến những trò nghịch “dễ thương” của học trò. Ví dụ: thả thạch sùng vào ống quần cô giáo, giấu phấn của cô, vứt cặp sách, đồ dùng lên bục giảng, bắn nịt vào mông giáo viên,… Đỡ hơn một chút là trốn học, làm việc riêng trong lớp, quay cóp, không soạn bài,…Càng hiền càng bị chúng nó bắt nạt. Giáo viên luôn phải căng tai mắt theo dõi hành tung của học sinh, nói mãi chẳng được đành kỉ luật,mời phụ huynh học sinh tới. Có lần thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm ôm ấp nhau quá mức trong công viên cũng chẳng biết làm thế nào. Học sinh bây giờ phát triển sớm quá mà.

Trở lại với câu chuyện ở đầu, ai cũng biết những hành động đánh đập, nhục mạ học sinh là sai và phải lên án. “Roi vọt không làm trẻ nên người. Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”. Nhưng có phải vì vậy mà ta làm ngơ trước những điều chưa đúng của học sinh.

   Tôi đã từng đặt câu hỏi “Có nên phạt học sinh” cho nhiều giáo viên và học sinh. Điều thú vị và tất yếu là xảy ra hai luồng ý kiến trái ngược. Học sinh hầu hết trả lời không. Chẳng ai thích bị phạt, nhất là trước tập thể. Giáo viên lại cho rằng nên phạt. Học sinh bây giờ hư hỏng quá. Có đặt mình vào địa vị người trong cuộc ta mới hiểu rõ được. Nếu tất cả học sinh đều ngoan, giáo viên sẽ chẳng bao giờ phải phạt cả. Hoặc giáo viên biết cách giáo dục chứ không nhục mạ học sinh thì các em sẽ đỡ khổ và cám ơn thầy cô biết bao. Thực tế bây giờ ở nhà trường vẫn có hình thức phạt học sinh. Nó còn được đưa vào cả quy chế bởi không phải học sinh nào cũng ngoan cũng như xã hội đâu phải ai cũng tuân thủ luật pháp.

Song vấn đề là phạt thế nào? Câu hỏi: “Có nên phạt” phải chuyển thành phạt khi nào và phạt ra sao? Lời giải đáp nằm trong chính bản thân học sinh và giáo viên. Học sinh mẫu giáo, tiểu học còn thơ ấu, liệu có nên dùng roi vọt? Học sinh sai phạm lần đầu hoặc vô tình có phạt không? Học sinh ăn diện, nhuộm tóc có bị liệt vào sổ đen không? Là giáo viên, tôi nghĩ chỉ nên xét lỗi là bản chất, các lỗi nặng ảnh hưởng tới nhân cách học sinh và tập thể. Nhắc nhở, nói chuyện vẫn là phương pháp giáo dục chính. Tuy vậy đã phạt thì phải chỉ rõ lỗi của học sinh, làm các em tâm phục khẩu phục và thực hiện dứt khoát để học sinh không tái phạm. Bất kì ai (đặc biệt giáo viên) đều phải đề cao chữ Người hơn cả. Phạt là để học sinh tiến bộ chứ không phải để trù các em. Ngược lại, học sinh cũng tự mình ý thức được nghĩa vụ của bản thân để không xảy ra “sự nổi giận” từ giáo viên và nhà trường.

Còn bạn nghĩ sao?

Khi nào phạt và phạt ra sao, chúng ta sẽ cùng bàn luận tiếp ở phần 2.

 

Chúng tôi – Nhóm HỖ TRỢ LUẬN VĂN – rất muốn chia sẻ, miễn phí với các bạn những khó khăn trong công việc viết luận văn tốt nghiệp, đồ án hay viết các bài tiểu luận ở rất nhiều bậc học khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học với chất lượng cao nhất.      

Mọi thông tin về đề tài các bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ nhóm HỖ TRỢ VIẾT LUẬN VĂN

Hotline : 094.203.1664

Email   : hotroluanvan2013@gmail.com (khuyến khích liên hệ qua email)

Website : http://vietluanvanonline.com

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme