Kế hoạch giáo dục (Hỗ trợ luận văn)

Bạn là giáo viên và băn khoăn không biết viết bản kế hoạch giáo dục để nộp như thế nào. Bài tham khảo dưới đây sẽ giúp bạn.

PHẦN 1: KẾ HOẠCH CỦA GIÁO VIÊN

-  Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của Sở GD và  ĐT A

-  Căn cứ vào kế hoạch năm học 2020 – 2021 của trường THPT A và kế hoạch năm học 2020 – 2021 của tổ Văn

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Họ và tên giáo viên: A

2. Tổ chuyên môn: VĂN

3. Nhiệm vụ được phân công

- Giảng dạy các lớp: 11D1; 11D7; 12D2; 12D4.

- Chủ nhiệm lớp: 11D1

4. Đăng ký thi đua năm học 2020 – 2021

STT

Danh mục đăng ký

Kết quả năm học

2019-2020

Đăng ký thi đua năm học 2020 - 2021

1

Xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ

Tốt

Tốt

2

Thi GVG

 

 

3

Đề tài SKKN

 

 

4

Làm mới TBDH

 

 

5

Số học sinh đoạt giải cấp cụm

 

 

6

Số học sinh đoạt giải cấp TP

 

 

7

Các hoạt động khác

 

 

8

Danh hiệu thi đua

Lao động tiên tiến

Lao động tiên tiến

 

Thuận lợi

a) Chủ quan:                                 

- Nhanh chóng năm bắt tinh thần đổi mới giáo vụ căn bản, toàn diện của Bộ giáo dục và đào tạo, kịp thời đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Cập nhật thông tin về kì thi THPT Quốc gia, giúp học sinh kịp thời thích nghi với yêu cầu chung của xã hội.

- Bản thân luôn có tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.

b) Khách quan

- Về phía nhà trường: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.

- Về phía tổ bộ môn : Được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, sự đoàn kết giúp đỡ thân ái của các thành viên trong tổ - những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, nội dung chương trình dạy học môn Ngữ Văn có nhiều đổi mới theo hướng tích hợp, giúp học sinh chủ động hơn trong việc tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

- Về phía học sinh : Học sinh chăm ngoan, phần lớn đã nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập mới, có ý thức tự giác, chủ động trong việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

Khó khăn

a) Chủ quan

- Bản thân kinh nghiệm giảng dạy cũng như quản lý học sinh cần tích lũy thêm.

- Do số lớp giảng dạy cùng các công việc kiêm nhiệm nên còn gặp nhiều khó khăn về thời gian.

b)  Khách quan

- Một số gia đình học sinh trong lớp chủ nhiệm cũng như lớp giảng dạy có hoàn cảnh riêng khó khăn, phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình: Mẹ mất, bố mẹ công tác xa, hs đang ở cùng bác vv...

- Năng lực của một số học sinh còn yếu, ý thức học chưa cao.

- Năm học 2020-2021 diễn ra trong đại dịch Covid- 19, nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

II. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

1. Thực hiện các phong trào thi đua:    

a. Nội dung:

- Tiếp tục tuyên truyền và triển khai hiệu quả phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”; Triển khai có hiệu quả việc giảng dạy bộ tài liệu: “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh”, “Trường học an toàn thân thiện và bình đẳng” cho học sinh. Tích hợp giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc và văn hoá người Hà Nội cho HS trong các môn học; khắc sâu và khơi dậy trong HS ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước và Thủ đô; trân trọng bản sắc dân tộc trên các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

- Tăng cường thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục an toàn giao thông,giáo dục quốc phòng an ninh… theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT.   

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, trong đó chú trọng yêu cầu kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động PBGDPL với các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các hoạt động kỷ niệm lớn trong năm.

b. Biện pháp

- Tăng cường nâng cao nhận thức về thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị- xã hội về công tác phối hợp giáo dục học sinh. Tham gia công tác giáo dục không chỉ là hoạt động đơn lẻ của đội ngũ giáo viên, nhà trường mà còn là sự phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm của gia đình - nhà trường - xã hội.

- Tổ chức tập huấn, quán triệt lối sống cho học sinhtrong việc triển khai công tác giáo dục đạo đức; giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước Xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống..                          

2. Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy:

Thực hiện đúng tiến độ chương trình, kế hoạch dạy học đã đề ra từ đầu năm học theo tuần, theo tháng.

3. Thực hiện quy chế chuyên môn: Công tác bồi dưỡng HSG

a. Nội dung

- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thực hiện đúng, đủ các mục tiêu mà kế hoạch đề ra.

-  Nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã học, biết cách tự học, hình thành thói quen học tập suốt đời.

b. Biện pháp

- Bám sát tình hình của lớp, hiểu rõ tâm lí tính cách, hoàn cảnh của từng học sinh. Cập nhật thông tin của từng tiết, từng buổi học.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề và thực tập tổ, dạy bán hội đồng. Trong mỗi học kỳ có đầy đủ kế hoạch cụ thể về việc dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn.

- Soạn giáo án đầy đủ, đúng qui định, có đầu tư chuyên môn. Áp dụng phương pháp mới vào dạy học, coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có vai trò dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh chủ động tiếp cận và lĩnh hội tri thức, phát huy năng lực của người học. Phần trọng tâm phải nhấn mạnh, khắc sâu, đặc biệt chú ý tới những học sinh yếu, kém.

- Phân loại học sinh, chia nhóm  khá giỏi, trung bình, yếu để bồi dưỡng kiến thức phù hợp.

- Tích cực thực hiện việc dạy học và lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn để học sinh hiểu và thực hiện.  

- Lên sổ báo giảng từ đầu tuần, vào lớp đúng giờ, kiểm tra, chấm, trả bài đúng quy định

- Trao đổi thông tin thường xuyên với cán sự lớp, Gv bộ môn và phụ huynh học sinh.

* Công tác bồi dưỡng HSG

-  Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn văn của nhà trường.

- Có kế hoạch bồi dưỡng trong cả quá trình: trao đổi tài liệu, củng cố kĩ năng, chấm, chữa bài thường xuyên cho hs.

- Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi.

- Giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, …Cung cấp cho các em các dạng đề thi, các em có thể tự làm hoặc giáo viên hướng dẫn, giúp các em có thêm kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng.

4. Công tác tự học, tự bồi dưỡng

 a. Các nội dung tự học, tự bồi dưỡng

Tham gia tích cực các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Nâng cao trình độ vi tính, tiếng anh.

Bồi dưỡng kinh nghiệm giảng dạy, quản lí lớp chủ nhiệm, giáo dục học sinh.

b. Biện pháp thực hiện

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua các chuyên đề, hội thảo do tổ, trường, sở tổ chức.

-Tham gia đầy đủ các buổi học tập chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá.

-Thực hiện tốt việc triển khai các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Khuyến khích hs bày tỏ quan điểm, phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Dự giờ của đồng nghiệp 6 tiết/học kỳ, trong thao giảng và dự giờ đều phải chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phân hoá đối tượng học sinh và sử dụng đồ dùng dạy học trong bài giảng, tranh thủ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.

- Tự học, tự bồi dưỡng thông qua tìm hiểu tài liệu và đồng nghiệp.

5. Thực hiện sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT:

a. Nội dung

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...). Coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả các hoạt động học tập và rèn luyện của các em. 

- Đổi mới cách ra đề theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; theo cấu trúc đề thi thời gian gần đây. Đề thi đáp ứng yêu cầu 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đề thi có sự phân loại học sinh. Trong các bài kiểm tra tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức hướng tới phát triển năng lực của học sinh ( vd: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, giao bài về nhà, làm bài tập nhóm vv...nhằm khuyến khích việc học sinh chủ động học tập). Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng , tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Hưỡng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá.

b. Biện pháp

- Dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn.

- Xây dựng giáo án theo hướng đổi mới, coi trọng hệ thống câu hỏi có dẫn dắt, gợi mở.

- Khuyến khích học sinh chủ động tìm hiểu bài cả trước và sau giờ học bằng nhiều hình thức: soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sgk, thu thập tài liệu liên quan trên sách báo bằng băn bản hoặc clip, sưu tầm hoặc tự vẽ tranh ảnh minh họa vv… nhằm phát huy tính tích cực và tạo sự hứng thú cho học sinh.

- Sử dụng Internet để khai thác những thông tin hữu ích.

- Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học (có trong nhà trường). Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Cho học sinh có thời gian thảo luận ý kiến của mình.

- Tổng kết thi đua giữa các học sinh theo tháng, học kì, năm học. Khen thưởng động viên cho những học sinh có nhiều cố gắng, rút kinh nghiệm kịp thời với các em còn yếu.

- Trao đổi thông tin thường xuyên với cán sự lớp, Gv bộ môn và phụ huynh học sinh.

III. KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM  

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, GVCN luôn theo dõi sâu sát đến từng đối tượng HS.

- GVBM đã hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho các em, đa số các em đã xác định được động cơ học tập đúng đắn nên có nhiều cố gắng qua việc chuẩn bị bài mới và học bài cũ ở nhà, chuẩn bị dụng cụ học tập và có tinh thần thi đua học tốt.

- Học sinh có đầy đủ điều kiện tốt để học tập.

- NhiềuHS có động cơ học tập tốt, được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.

- Ban cán sự lớpnhiệt tình năng nổ và luôn hoàn thành nội dung công việc được giao.

- Tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lần nhau trong học tập.

- Đa số HS thực hiện tốt nề nếp tác phong khi đến lớp.

2. Khó khăn

- Một số HS chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tậpnhư: không soạn bài, không học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng, không làm bài tập trước khi đến lớp

- Một số HS chưa có ý thức trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp.

- Một số HS yếu thiếu sự cố gắng trong học tập.

- Một số HS vì điều kiện nên thiếu sự quan tâm của gia đình.

3. Một số biện pháp

Tăng cường ý thức kỉ luật của học sinh:

- Chấm, bình xét thi đua theo tháng. Cán bộ lớp: theo dõi thi đua, nhắc nhở các bạn, kịp thời thông báo tới GVCN thông tin của lớp.

- GVCN: Khen thưởng kịp thời học sinh xuất sắc, tích cực,có nhiều cố gắng, nghiêm khắc xử lí học sinh vi phạm kỉ luật.

Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:

- Chú trọng hướng dẫn phương pháp học từng bộ môn cho học sinh

- Tăng cường kiểm tra bài học, bài làm của học sinh

- GVCN kết hợp cùng GVBM và CMHS để tìm giải pháp hỗ trợ con thêm vững kiến thức.

- Tạo thêm sân chơi trí tuệ (thông qua các tiết Sinh hoạt và Chào cờ) để học sinh có nhiều cơ hội củng cố kiến thức.

Động viên học sinh tham gia các hoạt động phong trào:

- GVCN: giao việc đúng người, kiểm tra đôn đốc thường xuyên, động viên kịp thời.

- CMHS: tạo điều kiện, động viên các con.

- HS: Nhiệt tình, có trách nhiệm khi nhận và thực hiện nhiệm vụ; hợp tác tốt với các bạn.

Tăng cường sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường:

GVCN:

- Thông báo hàng ngày tới CMHS về tình hình của học sinh (qua SLLĐT)

- Thông báo kết quả xếp loại HT và đánh giá HK tháng

- Trao đổi trực tiếp với CMHS trong những trường hợp đặc biệt và cùng CMHS tìm giải pháp giáo dục HS

CMHS:

- Kí kết quả thông báo,  kí bài kiểm tra của học sinh.

- Cùng GVCN xử lí những tình huống phát sinh

IV. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐDDH,  PHÒNG THỰC HÀNH (nếu có)

Các bài học có sử dụng đồ dùng dạy học:

TT

Tên bài học

Tên đồ dùng dạy học

1

Tự tình

Máy chiếu, hình ảnh minh họa, thiết bị âm thanh

2

Câu cá mùa thu

Máy chiếu, hình ảnh minh họa

3

Chiếu cầu hiền

Máy chiếu, hình ảnh minh họa

4

Hai đứa trẻ

Clip đoạn trích, máy chiếu, tranh minh họa

5

Chí Phèo

Máy chiếu, hình ảnh minh họa

6

Chữ người tử tù

Máy chiếu, hình ảnh minh họa

7

Đây thôn Vĩ Dạ

Máy chiếu, hình ảnh minh họa

8

Tuyên ngôn Độc lập

Clip đoạn trích, máy chiếu, tranh minh họa

9

Tây Tiến

Clip đoạn trích, máy chiếu, tranh minh họa

10

Sóng

Clip đoạn trích, máy chiếu, tranh minh họa

Các bài học có sử dụng phòng thực hành: thực hiện tại phòng học của lớp.

V. CHỈ TIÊU THI ĐUA

1. Chỉ tiêu về giáo dục văn hóa

TT

Lớp

Sĩ số

³ 8,0

6,5 – 7,9

5 – 6,4

3,5 -  4,9

< 3,5

Trên TB

1

11D1

48

40

8

0

0

0

48

2

11D7

46

11

25

10

0

0

46

3

12D2

44

20

20

04

0

0

44

4

12D4

47

12

25

10

0

0

47

 

2. Chỉ tiêu về giáo dục đạo đức (đối với lớp chủ nhiệm) 11D1

  • Học sinh xếp loại đạo đức tốt, khá: 100%  
  • Không có học sinh chậm tiến.

 

VI. ĐĂNG KÝ THI ĐUA

Lao động tiên tiến

VII. KẾ HOẠCH CỤ THỂ THEO THỜI GIAN TỪNG THÁNG

Tháng

KH chuyên môn

KH chủ nhiệm

Ghi chú

8/2020

-    Bồi dưỡng CBQL, giáo viên

-    Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất cho việc bước vào năm học mới theo kế hoạch của Bộ GDĐT, UBND thành phố Hà Nội.

 

 

9/2020

- Triển khai nghiêm túc các hoạt động dạy và học ngay từ những ngày đầu tựu trường.

- Thống nhất chương trình dạy (chính khóa, trái buổi).

- Xây dựng kế hoạch cá nhân.

-Tham dự hội nghị CNVC, các đoàn thể trong trường.

- Phân loại học sinh khá giỏi, trung bình và yếu kém để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

- Thống nhất ra đề bài đánh giá kĩ năng viết vănNLXH.

-Tham dự HN CB,CC-VC ngày 26/9.

Ngày 1/9/2020: tựutrường

Ngày5/9: Khai giảng năm học 2020 - 2021;

- Ổn định tổ chức, thực hiện kí cam kết thực hiện nội quy.

 - Triển khai dạy tiết Giáo dục nếp sống TLVM cho HS.

- Họp CMHS đầu năm học.

- Tổ chức Đại hội lớp, Đại hội Đoàn.

 

10/2020

- Nhóm 11thống nhất đánh giá giữa kì cho HS; Gv thực hiện việc đánh giá.

- Cả tổ thực hiện CĐ về ĐMPP, chủ đề tích hợp “ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN TỰ SỰ” ở lớp 10

 - Tham gia hội giảng.

- Thống nhất ma trận, ra đề kiểm tra định kỳ nộp tổ trưởng (2/10 nộp ma trận; 7/10 nộp đề; 15 - 16/10 hs làm bài kiểm tra định kì giữa kì I:).

- Các gv thực hiện việc đánh giá việc học tập bộ môn của HS

- Chuẩn bị Hồ sơ cá nhân để kiểm tra.

- Nhập điểm trên phần mềm điện tử (đợt 1).

- Đoàn TN tổ chức Hoạt động chào mừng ngày Giải phóng thủ đô 10/10; phát động thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11.

- Đoàn TN tổ chức các lớp trực tuần

- Lớp thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp; học tập; chuyên cần.

- KTCL giữa kì các môn T-V-A-L-H (KT đề chung tùy theo từng ban ngày 15, 16/10)

 

 

11/2020

-    KN 60 năm thành lập trường (14/11) lồng ghép kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11;

-    Tiến hành làm bài Đánh giá kĩ năng viết văn Nghị luận phân tích tác phẩm thơ trung đại.

-Gv nhập điểm trên phần mềm ĐT (đợt 2).

- Sơ kết giữa học kì I.

-Sở kiểm tra chuyên môn và các hoạt động nhà trường.

-Xây dựng đề cương ôn thi học kỳ, chuyển đề cương cho HS, thống nhất ma trận đánh giá cuối kỳ.

- Ra đề kiểm tra học kì I

- Coi và chấm trả bài đúng tiến độ. Thông tin kịp thời cho phụ huynh.

- Thực hiện đúng chương trình theo phân phối chính ca và trái buổi.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày NGVN 20/11

 - Các lớp trực tuần theo chủ đề (đăng ký đầu năm).

- Sơ kết hoạt động thi đua Đoàn HK1.

- Tổ chức các hội thao QPAN - Thi dịch vụ công trực tuyến.

 - Tổ CM thực hiện  chuyên đề gắn với HĐNGLL.

- HS làm đề cương; chuẩn bị ôn tập đánh giá cuối kỳ.

 

12/2020

- Đánh giá cuối kì môn Văn (14-17/12).

-Coi và chấm trả bài đúng tiến độ. Thông tin kịp thời cho phụ huynh.

- Hoàn thành việc cho điểm đánh giá HKI vào phần mềm QLHS (14-25/12).

- Kết thúc học kì I.

- Các lớp tổ chức tốt ôn thi tập HK1

- Tổ chức các hoạt động chào mừng QĐNDVN 22/12.

 Dự kiến :

Tuần 15: Đánh giá cuối kỳ I các môn theo TKB

Tuần 16: Đánh giá cuối kỳ I các môn T-L-H-V-A.

- Họp CMHS cuối HK I

 

1/2021

- Triển khai các nhiệm vụ học kì II.

- Sơ kết HK I ở tổ, trường.

- Tiếp tục chuẩn bị tốt hồ sơ chuyên môn cá nhân.

- Ổn định lớp sau kì nghỉ Tết, giảng dạy chương trình học  kì II.

- Thực hiện đúng chương trình theo phân phối chính ca và trái buổi.

- Hoạt động Ban truyền thông hiệu quả.

- Báo cáo sơ kết cá nhân lớp chủ nhiệm.

- Sơ kết học kì I trên lớp.

- Ổn định lớp sau kì nghỉ tết, triển khai các hoạt động học kì II.

 

 

2/2021

 - Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện rà soát chương trình. Thống nhất nội dung Tạo lập văn bản nghị luận về thơ hiện đại.

- Cùng nhóm thống nhất, ra đề và đáp án lớp 11 bài đánh giá giữa kì II.

- Lựa chọn, bồi dưỡng HS thi Olympic ba lớp giảng dạy

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn: chuyên đề, hội giảng, thực tập tổ, dự giờ dạy bán hội đồng.

 - Chuẩn bị tốt hồ sơ cá nhân.

- Thực hiện đúng chương trình theo phân phối chính ca và trái buổi.

- Tiếp tục thực hiện tốt thi đua nề nếp.

- Tổng hợp danh sách HS thi Olympic.

- Chào mừng ngày Thành lập Đảng 3/2.

- Ôn tập chuẩn bị đánh giá giữa kì II.

 

3/2021

 - Tham gia các hoạt động nhân ngày 8-3 của trường, tổ.

- Tham gia các hoạt động Đoàn thanh niên chào mừng ngày 26/3

- Triển khai chuyên đề tổ. Tiếp tục dự giờ hội giảng, thực tập tổ, KTNB.

- Tiếp tục chuẩn bị tốt hồ sơ chuyên môn cá nhân.

- Chấm và trả bài giữa kì đúng tiến độ. Thông báo điểm đến HS và vào điểm Sổ GDDT.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng nhân ngày 8-3 tại lớp.

- Tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên chào mừng ngày 26/3, tháng Thanh niên trong HS.

- Ôn tập hiệu quả và làm bài kiểm tra đánh giá giữa kì II.

- Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá giữa HK II tới HS và CMHS.

 

 

4/2021

- Ôn tập chuẩn bị thi HK II.

- Thống nhất nội dung và phạm vi ra đề lớp 11 bài kiểm tra đánh giá cuối kì II.

- Ra đề và đáp án khối 11. Coi chấm thi nghiêm túc, trả bài đúng tiến độ.

- Nhập điểm Sổ GDDT. Thông báo cho phụ huynh HS.

- Thực hiện đúng nề nếp học tập chính ca và trái buổi.

- Ôn tập hiệu quả và làm bài kiểm tra đánh giá cuối kì II.

- Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua học tập do nhà trường phát động.

- Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá giữa HK II tới HS và CMHS.

 

5/2021

-     Kết thúc học kì II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 24/5/2021, tổng kết năm học; kết thúc năm học trước 28/5/2021;

-        Xây dựng kế hoạch hoạt động hè;

- Hoàn thành học bạ cho HS.

 

- Xét hạnh kiểm HS,  hoàn thành báo cáo cuối HK II.

- Kết thúc HK II,  xét thi đua các lớp.

- Tổng kết tại lớp.

- Tổ chức Hội nghị CMHS.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hè.

 

6/2021

-Theo sự phân công của nhà trường

Theo sự phân công của nhà trường.

 

7/2021

- Theo sự phân công của nhà trường

Theo sự phân công của nhà trường

 

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12)

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme