Luận văn Luật đất đai

Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nóng của nước ta hiện nay. Các vụ tranh chấp đất đai thường được kéo dài hơn so với các vụ án tranh chấp dân sự khác.

Chúng tôi xin được giới thiệu tới các bạn bài tóm tắt Luận văn về đề tài "Tranh chấp đât đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta"

MỞ ĐẦU

 1. Tính cấp thiết của đề tài:

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Tranh chấp đất đai phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội như: Làm đình đốn sản xuất, tổn thương đến các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến phong tục đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, gây ra sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tranh chấp đất đai và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:

Đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta” có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. 

Luận án có các nhiệm vụ sau đây:

- Làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

- Nghiên cứu các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án;căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án.

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án, từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu của luận án:

Luận án có đối tượng nghiên cứu là: Các văn bản quy phạm pháp luật nội dung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai qua các thời kỳ lịch sử khác nhau; thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta thông qua một số vụ án cụ thể trong những năm gần đây. 

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác xét xử các tranh chấp về đất đai trong hệ thống tòa án nhân dân.

 

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu

1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Về hướng tiếp cận của đề tài

 Kết luận chương 1

 1. Phân tích, đánh giá các công trình đã được các tác giả khác nghiên cứu, có liên quan đến đề tài để xác định được các công trình khoa học trước đây đã giải quyết được những nội dung gì liên quan đến đề tài tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta. Trên cơ sở đó, kế thừa, phát huy và tìm ra những vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu, góp phần hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai một cách thống nhất đáp ứng được xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

2. Qua các nội dung đã trình bày cho thấy, pháp luật tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện pháp luật về  đất đai và về giải quyết tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách tổng thể dưới góc độ nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai của ngành tòa án nhân dân và đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này ở cấp độ tiến sỹ. 

Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai ở Việt Nam.

2.1. Các khái niệm: Quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai

2.2. Tranh chấp đất đai: Đặc điểm và phân loại

2.3. Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai

2.4. Tình hình tranh chấp đất đai hiện nay và dự báo diễn biến về tình hình tranh chấp trong thời gian tới

Kết luận chương 2

1. Tranh chấp đất đai là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội và ở mọi thời kỳ lịch sử. Dưới chế độ chúng ta, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động đứng ra thực hiện quyền sở hữu duy nhất của mình đối với đất đai, vì vậy tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng.

 2. Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đó, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, những bất đồng về quyền quản lý, sử dụng đất. Người ta gọi hiện tượng đó là sự tranh chấp đất đai.

 3. Đi ngược dòng thời gian về trước những năm 1980, khi Nhà nước còn duy trì ba hình thức sở hữu đối với đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Do đó, có thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai, hoặc tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đối với đất đai. Sau Hiến pháp năm 1980, Nhà nước trở thành đại diện duy nhất của chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên cả nước, vì thế không thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ chỉ được Nhà nước giao đất, cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu toàn dân dân, Nhà nước thống nhất quản lý.

 4. Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp, trước hết một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của Luật Đất đai, cũng như những đường lối chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.

5. Tranh chấp đất đai xảy ra là hậu quả của những nguyên nhân nhất định. Nó biểu hiện cụ thể những mâu thuẫn bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau. Trong những năm vừa qua tranh chấp đất đai đã diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy mức độ, tính chất và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung tranh chấp đất đai đã gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, phải căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, vào đường lối chính sách của Nhà nước, vào những văn bản pháp luật để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai, từ đó có những biện pháp giải quyết tranh chấp một cách thoả đáng, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp đất đai có thể xảy ra.

Chương 3: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai, về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam.

3.1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

3.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

3.1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

3.1.3. Các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án; căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nhân dân

3.2. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

Kết luận chương 3

1. Trong những năm gần đây, việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các giao dịch dân sự, kinh tế, trong đó có giao dịch về đất đai ngày càng phát triển. Thêm vào đó đất đai là một tài sản đặc biệt, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, trong khi đó tổng quỹ đất hầu như không thay đổi đã làm cho việc tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và phức tạp.

2. Giải quyết tranh chấp đất đai là loại việc phức tạp. Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đất nước bị chia cắt lâu dài; chính sách đất đai ở hai miền đất nước trước năm 1975 khác nhau. Sau 1975 đất nước thống nhất, tuy nhiên từ đó đến nay chính sách, pháp luật đất đai cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Từ chỗ Nhà nước ta thừa nhận nhiều hình thức sở hữu về đất đai cho đến chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước quản lý. Trong một thời gian tương đối dài việc quản lý đất đai của chúng ta còn lỏng lẻo dẫn đến đất đai bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích mà không được ngăn chặn. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chậm ra các văn bản hướng dẫn, sự giải thích luật còn chậm, lúng túng, các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi có ý kiến khác nhau trong nhận thức cũng như áp dụng pháp luật về đất đai làm cho việc giải quyết tranh chấp đất đai thêm phức tạp và chậm chạp, gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, Pháp luật về đất đai còn thiếu sự hợp lý, chưa đồng bộ, chưa sát thực tiễn và có nhiều đổi thay quá lớn, quá nhanh từ sau Hiến pháp năm 1980 đến nay. Luật Đất đai năm 2003 đã được thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ tư Quốc hội hóa XI và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2010 đã tạo ra bước đột phá mới trong các quy định giải quyết tranh chấp đất đai.

3. So với Luật Đất đai năm 1993, các luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 thì Luật Đất đai năm 2003 có nhiều điểm mới, điểm khác về thẩm quyền giải quyết tranh chấp với thiên hướng chú trọng đến phương thức giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân, bộc lộ rất rõ xu hướng tiến tới giao hầu hết các tranh chấp đất đai cho tòa án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế pháp luật đất đai hiện hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống, nhiều vấn đề mới nẩy sinh chưa được giải quyết. Có những vấn đề có quy định thì thực thi khó, trong hệ thống văn bản còn có những quy định mâu thuẫn nhau. Có những quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đầu tư nước ngoài, pháp luật đất đai thiếu thống nhất còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quá nhiều.

4. Luật Đất đai năm 2003sau một thời gian thi hành đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy vậy trong quá trình tổ chức thi hành, nội dung các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ những tồn tại, thiếu sót, cho nên không tránh khỏi các lúng túng khi áp dụng pháp luật đất đai vào giải quyết các tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân. Mặt khác, qua thời gian có nhiều vấn đề mới nảy sinh nhưng luật lại chưa có quy định cụ thể. Đây là những vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm trong việc xử lý các quan hệ đất đai của Nhà nước.

Do đó, thông qua việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật đất đai hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai; việc nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nhân dân nói riêng cũng như nghiên cứu về thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, để trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.

Chương 4: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam, những vướng mắc phát sinh và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nhìn từ góc độ áp dụng pháp luật.

4.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam 

4.1.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

4.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã bị giải thể 

4.1.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước

4.1.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ

4.1.5. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất

4.1.6. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ

Kết luận chương 4

1. Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung của ngành tòa án nhân dân.

2. Thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của ngành tòa án nhân dân, để từ đó đánh giá một số sai lầm, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân các cấp của ngành tòa án trong thời gian qua và nguyên nhân của nó, để qua đó kiếnnghị các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân, vì nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân là một đòi hỏi tất yếu, khách quan hiện nay đối với ngành tòa án nhân dân và việc nghiên cứu làm rõ các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng nh­ư tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp về vấn đề này có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện một cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả.

3. Mặt khác, phần nào nhận ra đư­ợc những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý để định hư­ớng hoàn thiện pháp luật không chỉ ở lĩnh vực đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai mà còn ở các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới có ý nghĩa thực tiễn rất cao.

...

(còn nữa)

Với nhiều năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Hotline : 094.203.1664

Email   : hotroluanvan2013@gmail.com (khuyến khích liên hệ qua email)

Website : http://vietluanvanonline.com

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme