Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12) (Hỗ trợ luận văn)

Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12) ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12)

 

  1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

     Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST). PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đề xuất một định nghĩa như sau: “Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình” [1]. Nhóm tác giả của cuốn sách “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” lại định nghĩa: Hoạt động TNST là quá trình chủ thể quản lí (giáo viên) tác động đến đối tượng quản lí (học sinh) thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục (dạy học và giáo dục) nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động và giao lưu, chiếm lĩnh tri thức, nhằm hình thành phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, đồng thời phát huy khả năng tạo ra cái mới có giá trị đối với cá nhân và xã hội.” [2,tr75]

      Hoạt động TNST có một số hình thức như sau:

     - Hình thức câu lạc bộ

     - Hình thức trò chơi

     - Hình thức diễn đàn

     - Hình thức tham quan, cắm trại

     - Hình thức sân khấu tương tác

     - Hình thức hội thi, cuộc thi

     - Hình thức tổ chức sự kiện

     - Hình thức giao lưu

     - Hình thức chiến dịch

     - Hình thức nhân đạo

     - Hình thức tình nguyện

     - Hình thức lao động công ích

     - Hình thức sinh hoạt tập thể

     - Hình thức nghiên cứu khoa học

  Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh, tuy nhiên cơ bản là các phương pháp sau:

      - Phương pháp giải quyết vấn đề

      - Phương pháp sắm vai

      - Phương pháp làm việc nhóm

      - Phương pháp dự án

2. Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (chương trình Ngữ văn lớp 12)

a. Mục tiêu

     Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có đề cập tới nạn bạo lực gia đình – một vấn nạn học sinh không thể không biết. Truyện kể về việc nhà báo Phùng trong một lần đi chụp ảnh ở biển đã chứng kiến cảnh một người chồng hàng chài đánh vợ tàn nhẫn. Hành động bạo lực này diễn ra triền miên với rất nhiều nguyên cớ sâu sa: do đói nghèo, do đông con, do nhiều ẩn ức không được giải tỏa,... Từ câu truyện này, học sinh có thể liên hệ tới nạn bạo hành gia đình đang diễn ra ở Việt Nam. Việc tìm hiểu vấn nạn đó có thể trở thành một hoạt động trải nghiệm cuộc sống thực tế và bổ ích cho học sinh. Mục tiêu cụ thể của hoạt động là:

- Về kiến thức: Kết hợp kiến thức trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” với thực tế nạn bạo hành gia đình. Từ đó, hiểu sâu sắc tư tưởng nhà văn đề cập trong tác phẩm cùng thực tế xã hội.

- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng điều tra tìm hiểu các vấn đề xã hội, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng viết báo.

- Về thái độ: Có sự cảm thông với những người xung quanh; có ý thức chống lại nạn bạo hành gia đình.

b. Chuẩn bị

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Chuẩn bị các hình thức hoạt động: nghiên cứu khoa học, diễn đàn, tình nguyện

+ Chuẩn bị các phương pháp: giải quyết vấn đề, sắm vai, làm việc nhóm, dự án

- Chuẩn bị của học sinh

+ Nắm chắc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

+ Chuẩn bị phân nhóm hoạt động, tinh thần và thời gian cho hoạt động trải nghiệm.

c. Tiến hành

- Hoạt động 1: Lập phiếu điều tra thông tin về tình trạng bạo hành gia đình ở các gia đình có học sinh ở trường mình

+ Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành các nhóm điều tra (mỗi nhóm từ 4 tới 10 học sinh) đồng thời giao nhiệm vụ điều tra cho các nhóm. Yêu cầu về thời gian điều tra: 2 tuần.

+ Các nhóm học sinh sẽ thông qua các kênh khác nhau để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các gia đình có học sinh ở trường mình. Các kênh chính là: học sinh tại lớp, giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổ trưởng dân phố, hội phụ nữ, cảnh sát khu vực. Với những gia đình có tình trạng bạo hành gia đình, các nhóm cần đi sâu vào tìm hiểu thực trạng bạo lực, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp. Sau đó, trưởng nhóm lập thành phiếu ghi ghép thông tin và nộp lại giáo viên.

- Hoạt động 2: Tổ chức diễn đàn thảo luận về tình trạng bạo lực gia đình tại các gia đình có học sinh ở trường mình

+ Các nhóm học sinh dựa trên kết quả điều tra, tổ chức diễn đàn thảo luận về: Tỉ lệ các gia đình có biểu hiện bạo hành; những biểu hiện khác nhau của hiện tượng bạo hành gia đình; nguyên nhân và hậu quả của vấn nạn trên; đề xuất những giải pháp giảm thiểu nạn này. Đồng thời, các em so sánh kết quả thực tế với câu truyện bạo lực gia đình trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, so sánh cả cách đánh giá trước câu truyện đó của bản thân các em và của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

+ Các nhóm phản biện những kết luận của nhóm khác

+ Giáo viên tổng kết rút ra cách nhìn đúng đắn nhất cùng những giải pháp thiết thực nhất cho thực trạng bạo lực này. Từ thực tế đó liên hệ ngược với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” để đánh giá giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm; cách nhìn nhận con người và cuộc sống của tác giả...

- Hoạt động 3: Hoạt động tình nguyện viên chống bạo lực gia đình

+ Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai tình nguyện viên chống bạo lực gia đình để thực hiện những biện pháp chống bạo lực các em đã thống nhất trong buổi thảo luận.

+ Học sinh thực hiện các biện pháp trong thời gian 1 tháng. Sau đó, điều tra lại một lần nữa về thực trạng bạo lực gia đình.

Ví dụ: Thực hiện biện pháp tuyên truyền: học sinh đóng vai các tuyên truyền viên tới từng nhà xảy ra bạo lực gia đình nói chuyện, phát tài liệu về chống bạo lực gia đình; chia sẻ, động viên các thành viên khi xảy ra khó khăn. Sau một tháng cần đánh giá lại tình hình các gia đình nói trên.

 + Cuối cùng, giáo viên và học sinh tổ chức tổng kết lại kết quả hoạt động trải nghiệm sau gần 2 tháng tiến hành, tuyên dương những nhóm làm tốt và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau.

 Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Một số năng lực chung và năng lực đặc thù các môn tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học) cần phát triển cho học sinh trường THPT

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme