Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy nội dung về câu cho học sinh lớp 4 thông qua việc sử dụng các thủ pháp phân biệt thành phần câu”

Sáng kiến kinh nghiệm của dạy học Tiếng Việt 4

Phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu; rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện, đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,…. Đặc biệt, khi học Luyện từ và câu còn khơi dậy trong tâm hồn học sinh lòng yêu quý tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 chiếm thời lượng 62 tiết gồm các nội dung sau:

Mở rộng vốn từ:         19 tiết

Cấu tạo của tiếng, từ: 5 tiết

Từ loại:                       9 tiết

Câu:                           26 tiết

Dấu câu:                    3 tiết

Từ sự phân bố về thời lượng nói trên, chúng ta thấy, nội dung học về câu của học sinh lớp 4 chiếm thời gian chủ yếu trong phân môn Luyện từ và câu. Trong đó nội dung học về thành phần câu chiếm thời lượng 18 tiết, tập trung ở các tuần học: 16, 17, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 31, 32, 33, 34. Khi học về thành phần câu, học sinh được học hai thành phần chính của câu ( chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ trạng ngữ. Nội dung học này giúp học sinh xác định, phân biệt được các thành phần chính trong câu đơn và thành phần trạng ngữ của câu, giúp học sinh có kĩ năng nói và viết phải thành câu, đúng mục đích diễn đạt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong quá trình dạy học nhiều năm nay chúng tôi thấy, chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu nói chung, chất lượng dạy học về nội dung Thành phầncâunói riêng còn nhiều hạn chế, đa số giáo viên còn chưa chú trọng khi dạy nội dung này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, mà cơ bản nhất là những nguyên nhân sau:

Bài kiểm tra định kì của học sinh chỉ có một phần nhỏ nội dung về Luyện từvà câu và Thành phần câu mà lượng kiến thức về nội dung này lại khá nhiều, khó dạy, khó học nên nhiều giáo viên chỉ dạy lướt qua cho hết bài.

Giáo viên còn lúng túng khi dạy nội dung này, không nhấn mạnh được những kiến thức trọng tâm, không đưa ra được những so sánh cụ thể để học sinh phân biệt, không mở rộng nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi vì bản thân giáo viên còn quá phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách giáo viên, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nên còn mơ hồ về những kiến thức này.

Thực tế qua nhiều năm dạy lớp 4, chúng tôi đã đúc kết cho mình được một số kinh nghiệm giảng dạy và sáng kiến khi dạy nội dung về Thành phần câu cho học sinh.

  1. Giải pháp cũ thường làm 

1.1. Nội dung của giải pháp:

1.1.1. Giáo viên sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa để phân tích, rút ra ghi nhớ về bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu, bộ phận trạng ngữ của câu.

- Chủ ngữ là một thành phần chính trong câu, chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai ? Cái gì ? Con gì ?, chủ ngữ có cấu tạo là danh từ hay cụm danh từ.

- Vị ngữ là một thành phần chính trong câu, vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là ai? Là cái gì? Là con gì?, vị ngữ có cấu tạo là một động từ, tính từ, danh từ hay cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, trạng ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Do đâu? Bằng cái gì?....

1.1.2. Học sinh áp dụng những nội dung ghi nhớ để làm bài tập trong sách giáo khoa hoặc vở bài tập.

         1.2. Nhược điểm và tồn tại của giải pháp cũ:

         - Thực tế trong các văn bản mà các em được học xuất hiện rất nhiều những câu có cấu tạo đặc biệt, các em không thể xác định được từng bộ phận

chính và bộ phận trạng ngữ của những câu đó.

         Ví dụ:

       Anh về muộn làm cả nhà lo lắng.

      Trong thùng đầy nước.

       Thuốc, anh ấy không hút.

Dừng lại ở ngoài cổng, chị nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.

       - Khi đặt câu, viết đoạn văn, đa số các em đã không thực hiện được theo yêu cầu, mục đích cần đạt.

       Ví dụ: Bài tập yêu cầu điền thêm bộ phận chính vào sau trạng ngữ để hoàn chỉnh câu sau : Bên kia cánh rừng, .........

Kết quả là 100% học sinh điền sai, mà chủ yếu điền được dạng câu như sau :

         Bên kia cánh rừng có một ngôi nhà.

       Nếu đọc câu văn lên thì rất hoàn chỉnh, nhưng nó đã không đúng với yêu cầu của đề bài : Trạng ngữ đã biến đổi thành chủ ngữ.

       Để khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp mới được cải tiến như sau :

  1. Giải pháp mới cải tiến:

Giải pháp 1: Bổ sung thêm hoặc thay đổi nội dung ngữ liệu trong sách giáo khoa để xây dựng kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh

* Khi dạy những bài về Chủ ngữ (CN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu và phân tích những ngữ liệu đó như sau:

     (1) Họ / chiến đấu rất dũng cảm.

         CN

     (2) Ở đời, mất cái nọ được cái kia / là lẽ thường tình.

                     CN- thành ngữ

     (3) Sản xuất / phải gắn với nhu cầu tiêu thụ.

          CN- động từ

     (4) Đẹp nhất/ là hoa hồng.

        CN- cụm tính từ

     (5) Anh về muộn / làm cả nhà lo lắng.

         CN- cụm C-V

     (6) Thất bại đó/ do sự chủ quan của chúng ta.

             CN

     (7) Cái bút đỏ tươi đang để trên bàn này / là của chị Mai.

                     CN

       (8) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

            CN           CN           CN         CN

Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):

Câu

Rút ra được kiến thức ghi nhớ

1

Chủ ngữ có thể là từ thay thế cho danh từ hay cụm danh từ ( Đại từ)

2

Chủ ngữ có thể là một thành ngữ

3

Chủ ngữ có thể là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ

4

5

Chủ ngữ có thể là một cụm C-V

6

Chủ ngữ có thể là từ, ngữ hoặc cụm C-V + từ chỉ trỏ ( này, nọ, kia, đó)

7

8

Chủ ngữ có thể là từ chỉ thứ tự

 

* Khi dạy những bài về Vị ngữ (VN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu và phân tích những ngữ liệu đó như sau:

       (1) Ông thủ trưởng cơ quan tôi / người Quảng Bình.

              VN- Cụm DT

       (2) Nó / vuốt mặt không nể mũi.

                      VN- Thành ngữ

    

       (3) Vải này / khổ hơi hẹp.

                            VN - Cụm C- V

       (4) Trước mặt chúng tôi, sừng sững / một dãy núi đá.

                                                  VN            CN

Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):

Câu

Rút ra được kiến thức ghi nhớ

1

Vị ngữ có thể là một cụm danh từ

2

Vị ngữ có thể là một thành ngữ

3

Vị ngữ có thể là một cụm C- V

4

Vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ

* Khi dạy những bài về Trạng ngữ (TN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu và phân tích những ngữ liệu đó như sau:

       (1) Tay xách chiếc cặp da lớn, thầy giáo bước vào lớp.

   TN- 1 cụm C- V

(2) Vịnh Hạ Long,/ ngày 17 -11 -1994,/ được UNESCO công nhận là di sản

         CN                                                                  TN     VN

       thiên nhiên thế giới.            

     (3) Chúng ta / phấn đấu, / vì tương lai.

               CN             VN                   TN

         Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):

Câu

Rút ra được kiến thức ghi nhớ

1

Trạng ngữ có thể là một cụm C- V

2

Trạng ngữ có thể ở giữa câu

3

Trạng ngữ có thể ở cuối câu

 

Giải pháp 2: Đưa một số thủ pháp phân biệt các thành phần câu trong các tiết luyện tập

         Thực tế dạy học đã xuất hiện những câu có cấu tạo đặc biệt mà học sinh rất khó phân biệt các thành phần câu. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và tập hợp các trường hợp đặc biệt ấy thành một hệ thống thủ pháp để giúp học sinh phân biệt các thành phần câu như sau:

* Phân biệt chủ ngữ với trạng ngữ chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ thời gian

Ví dụ:

       Trong thùng / đầy nước.

       CN- chỉ nơi chốn      

     Bên phải / là dãy núi Thiên Nhẫn.

       CN- chỉ nơi chốn

     Gần sáng / là lúc người ta ngủ say.

   CN- chỉ thời gian

     Ở những câu trên, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức thì dễ dàng cho rằng những từ ngữ gạch chân đều là TN vì nó đứng ở đầu câu và trả lời câu hỏi Ở đâu? hay Khi nào? Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh phân tích kĩ để thấy: Những từ ngữ này khác với TN, không thể bị lược bỏ, vì nếu lược bỏ chúng, câu sẽ không trọn vẹn. Vì vậy, chúng là CN chỉ nơi chốn hay CN chỉ thời gian trong câu.

* Phân biệt vị ngữ với trạng ngữ khi vị ngữ nằm ở vị trí đầu câu:

Ví dụ:

(1)Dừng lại ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.

            VN                       CN                       VN

(2) Ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.

            TN           CN                               VN

       Câu (1): Chị có hai hoạt động Dừng lại ở ngoài cổngNâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại nên hai hoạt động này trả lời câu hỏi Làm gì?. Đó là hai bộ phận vị ngữ trong câu. Ta có thể chuyển thành câu:

     Chị / dừng lại ở ngoài cổng, nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.

     CN                                        VN

         Câu (2): Chị chỉ có một hoạt động Nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại nên câu này chỉ có một vị ngữ. Còn bộ phận Ở ngoài cổng trả lời câu hỏi Ở đâu? nên nó là bộ phận trạng ngữ.

* Phân biệt trạng ngữ với cụm từ của vị ngữ ( bổ ngữ):

     Chúng tôi đưa ra hai cặp câu sau và giúp đỡ học sinh phân tích:

Ví dụ:    

     (1) Vì tương lai,/ chúng ta / phấn đấu  .

   TN                 CN           VN

         Chúng ta / phấn đấu vì tương lai.

           CN             VN             TN

 

     (2) Giữa sân đình, anh ta / hăm hở bước tới.                                                      

                   TN         CN               VN

         Anh ta / hăm hở bước tới giữa sân đình.

         CN                       VN                  

     Cặp câu (1): Bộ phận trạng ngữ Vì tương lai có thể ở vị trí đầu câu hay cuối câu mà nghĩa của câu không thay đổi.

     Cặp câu (2): Bộ phận trạng ngữ Giữa sân đình khi chuyển vị trí xuống cuối câu thì nghĩa của câu đã hoàn toàn thay đổi nên nó không còn là trạng ngữ nữa mà là một cụm từ của vị ngữ ( bổ ngữ).

   Từ đó, chúng tôi nhấn mạnh với học sinh: Khi trạng ngữ chuyển vị trí xuống cuối câu (hay giữa câu) thì phải đảm bảo nghĩa của câu không thay đổi,.

* Phân biệt trạng ngữ với 1 cụm C - V ( một vế của câu ghép):

Ví dụ:

       (1) Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên bạn ấy rất khoẻ.

                  Cụm C - V                                 Cụm C - V

       (2) Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.

              TN

         Ở lớp 4, chưa được học về câu ghép, nhưng các em đã biết đặt câu có cấu trúc C-V, C-V như câu (1). Các em cũng rất dễ bị nhầm lẫn câu (1) là câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, cũng giống như câu (2). Vì vậy chúng tôi đã hướng dẫn các em phân biệt bằng cách: Câu (1): Vì Dế Mèn tập tành đều đặn là cụm C - V chỉ nguyên nhân (CN là Dế Mèn, VN là tập tành đều đặn) , còn câu (2): chỉ là một cụm từ chỉ nguyên nhân nên câu (2) là câu có trạng ngữ.

* Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu:

Ví dụ:

       Thuốc, anh ấy không hút.

         Không phải TN

         Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh phân tích: Câu trên được rút gọn từ câu: Thuốc, anh ấy không hút thuốc. và từ thuốc được gạch chân không phải là trạng ngữ, nó là một thành phần phụ khác của câu, có tác dụng nhấn mạnh chủ đề được nói tới trong câu ( Các em sẽ được học ở lớp trên)

         So sánh các câu sau để học sinh thấy rõ hơn các thành phần câu:

Ví dụ:

    

       (1) Anh ấy / không hút thuốc.

             CN        VN

(2) Thuốc, anh ấy / không hút.

                       CN     VN

Một phần của VN ở câu (2) đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn là: Thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ thuốc đứng đầu không phải là TN

(3)Anh ấy, thuốc không hút.

                            VN

Ở câu (3), CN và một phần của VN đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn là: Anh ấy, thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ Anh ấy và từ thuốc đứng đầu không phải là TN

       Từ Thuốcở câu (2), các từ ngữ: Anh ấy, thuốc đứng ở đầu câu (3) đều không phải là TN hay CN mà chúng là một thành phần phụ khác của câu. (Không đề cập đến)

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme