Tóm tắt sáng kiến: “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ văn bậc THCS”

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học nhất là ở bậc học THCS. Nghị quyết Hội nghị Trung ­¬ng VIII khãa IX vÒ ®æi míi c¨n b¶n, toµn diÖn nền gi¸o dôc cũng đãnêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học... chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa...”

Đối với các bộ môn khoa học khác việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả tốt đã là khó, không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được, thì đối với môn Ngữ văn điều đó càng không dễ dàng, nhất là ở những tiết “Ôn tập”, “Tổng kết”. Những tiết học này hầu như được phân phối đều ở các khối lớp cuối mỗi học kỳ hoặc tổng kết mỗi giai đoạn văn học:

Lớp

Tên bài

Tiết theo PP

chương trình

Ghi chú

6

Ôn tập truyện dân gian

54-55

 

Ôn tập truyện và kí

117

 

7

Ôn tập tác phẩm trữ tình

66- 67

 

Ôn tập văn học

121

 

8

Ôn tập truyện kí Việt Nam

38

 

Tổng kết phần văn

132-133

 

9

Ôn tập về thơ

129

 

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

133-134

 

Ôn tập về truyện

154-155

 

Tổng kết văn học nước ngoài

161-162

 

Tổng kết văn học

167-168

 

Đó là những tiết học giúp học sinh củng cố, nắm vững những kiến thức đã học về tác giả, văn bản. Tuy nhiên việc tìm tòi đổi mới phương pháp cho dạng bài này chưa nhiều, một số giáo viên còn lúng túng trong quá trình soạn giảng do chưa tìm được hướng đi mới nên thường dập khuôn máy móc theo hướng dẫn của sách nghiệp vụ và tài liệu tham khảo,… chưa đổi mới được hình thức ôn tập dẫn đến giờ học nhàm chán, căng thẳng, không gây được hứng thú học tập cho học sinh; học

sinh ngại học, chán học, không phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân.

Vậy làm thế nào để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở những tiết ôn tập phần văn thuộc môn Ngữ văn THCS? Làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập? Giúp học sinh không chỉ yêu thích môn học mà còn say mê học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tin mạnh dạn thể hiện được khả năng sáng tạo của bản thân trong các giờ ôn tập?

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và thực tế giảng dạy chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp: “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập ngữ văn bậc THCS”

1. Giải pháp cũ thường làm

          1.1 Mô tả giải pháp cũ

          Kiến thức của dạng bài ôn tập có liên quan chặt chẽ không chỉ trong một cụm bài nhất định của một khối lớp nào đó mà có sự gắn kết kiến thức trong cả một học kì hoặc cả một chương trình học nên nội dung kiến thức của bài ôn tập thông thường bao giờ cũng gồm có hai phần cơ bản đó là phần hệ thống lại những kiến thức cơ bản của các văn bản đã học theo mẫu bảng thống kê trong sách giáo khoa (về tên các văn bản đã học, tác giả, thể loại, nội dung, giá trị nghệ thuật đặc sắc) và phần còn lại từ việc củng cố khắc sâu kiến thức của các văn bản giúp cho học sinh nắm vững hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật, thể loại hoặc có cái nhìn khái quát hơn về hiện thực được phản ánh trong các văn bản. Từ đó giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

          Thông thường khi dạy dạng bài này giáo viên thường sử dụng phương pháp đàm thoại là chủ yếu để ôn tập kiến thức. Cụ thể: ở phần lập bảng thống kê theo mẫu giáo viên thường phát vấn theo những yêu cầu ở bảng thống kê về từng văn bản để học sinh nhớ lại những kiến thức đã học hoàn thành bảng thống kê.

          Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập truyện và kí tiết 117 ở lớp 6 để giúp học sinh hoàn thành bảng thống kê:

STT

Tên tác phẩm hoặc đoạn trích

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung

 

 

 

 

 

Giáo viên thường đặt các kiểu câu hỏi như:

          ? Văn bản truyện hiện đại đầu tiên mà em được học trong chương trình Ngữ văn 6 là văn bản nào? Tác giả là ai?

          ? Theo em văn vản này viết theo thể loại gì.

          ? Em hãy tóm tắt nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Sau khi hệ thống xong kiến thức của văn bản thứ nhất giáo viên lại lần lượt chuyển sang các văn bản khác cho đến khi hoàn thành bảng thống kê.

Hoặc giáo viên cho học sinh kể tên, hệ thống lại toàn bộ các văn bản truyện và kí hiện đại đã học. Rồi lần lượt tổ chức cho học sinh chỉ ra tên tác giả, thể loại, nghệ thuật, nội dung của từng văn bản.

          1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ

- Với cách làm này, bài dạy vẫn tuân thủ đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa.

- Giúp học sinh củng cố được những kiến thức đã học.

1.3 Tồn tại của giải pháp cũ

- Không phát huy được vai trò chủ động tích cực của học sinh, hình thức hỏi lặp đi lặp lại sẽ khiến giờ học trở nên nhàm chán.

- Học sinh thụ động, chỉ trả lời theo những câu hỏi của thầy rồi ghi chép vào vở. Đối với những học sinh yếu sẽ càng trở nên chán nản, uể oải không tạo được hứng thú học tập và không phát huy được sự sáng tạo của học sinh.

- Do phải ghi chép lại các nội dung theo bảng thống kê nên học sinh mất nhiều thời gian vào việc ghi chép, thời gian dành cho việc củng cố khắc sâu kiến thức bài cũ sẽ hạn chế. Khảo sát từ thực tiễn ở nhà trường cũng đã cho thấy nhiều học sinh ngại hoặc không thích học các giờ ôn tập là vì những lí do trên.

2. Giải pháp mới cải tiến

2.1 Mô tả giải pháp mới        

Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo cho các em niềm hào hứng, sự say mê sôi nổi trong giờ học, dễ dàng củng cố nắm chắc kiến thức đã học nhất là với các đối tượng học sinh yếu, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới, thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ chuẩn bị bài cho đến việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.

a/ Khâu chuẩn bị bài

* Đối với giáo viên:

- Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kỹ. Phải định hướng trước các đơn vị kiến thức trong tiết ôn tập. Kiến thức nào lướt qua, kiến thức nào cần khắc sâu? Nên tiến hành ôn tập theo phương pháp nào? Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học nào? Phương tiện dạy học gì? Phần luyện tập cần giải những bài tập nào theo SGK, bài nào để học sinh về nhà làm… Cần luyện tập thực hành theo hình thức nào? Nghĩa là giáo viên phải thiết kế được bài dạy theo hướng thực sự đổi mới, phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng phương pháp ôn tập sáng tạo, linh hoạt và gây hứng thú học tập cho học sinh qua các trò chơi “chơi mà học - học mà chơi ”; qua các nội dung khám phá vv… Thay đổi hình thức ôn tập theo nội dung của từng phần để học sinh không cảm thấy nhàm chán. Phải thiết kế được nội dung ôn tập đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều hào hứng tham gia.

- Để giờ Ôn tập thành công, từ tiết học trước, giáo viên phải dặn dò học sinh chuẩn bị bài thật kỹ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em. Phần lập bảng hệ thống hóa kiến thức đã học, giáo viên nên cho học sinh chủ động tự lập bảng trước ở nhà.

- Giáo viên phải kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh và có hình thức động viên khuyến khích kịp thời để phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác tích cực của học sinh trong suốt tiết ôn tập. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải có hình thức phê bình những học sinh không chuẩn bị bài, hoặc chuẩn bị qua loa, đối phó. Giáo viên cần tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng phải tạo môi trường thân thiện để học sinh mạnh dạn tích cực, chủ động trong quá trình ôn tập.

* Đối với học sinh:

Mặc dù thầy là người chủ đạo, là người điều khiển lớp học nhưng học sinh lại là đối tượng trung tâm. Có phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của các em. Việc chủ động chuẩn bị bài, hợp tác tích cực trong suốt tiết ôn tập của học sinh có vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của tiết ôn tập. Để học tiết ôn tập thật tốt, học sinh cần:

- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: có thể thống kê kiến thức theo dạng sơ đồ như yêu cầu vở bài tập hoặc SGK hay chuẩn bị theo yêu cầu của phiếu học tập.

- Học sinh phải tập so sánh chỉ ra những điểm giống và khác nhau, tác dụng của

điểm giống và khác nhau của các đơn vị kiến thức. Hoặc tìm những dẫn chứng thực tế liên hệ minh họa cho đơn vị kiến thức đang ôn tập. Có như thế mới giúp học sinh tư duy sâu và hiểu bài có hệ thống.

- Học sinh có thể tập kịch, hoạt cảnh, ngâm thơ… để làm bật ý nghĩa của tác phẩm đang học.

Ví dụ: khi dạy bài Ôn tập truyện dân gian ở lớp 6, giáo viên có thể cho học sinh chuyển thể một đoạn trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” (Ngữ văn 6 tập 1) thành một đoạn kịch để thể hiện trước lớp. Hoặc bài Ôn tập truyện kí Việt Nam ở lớp 8, học sinh có thể tập đóng vai nhân vật trong các trích đoạn “Lão Hạc”; “Tức nước vỡ bờ” để thể hiện tâm trạng hoặc tính cách của nhân vật. Khi dạy Ôn tập về thơ ở lớp 9 giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tập ngâm thơ.

b/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động 1. Giới thiệu bài, khởi động tiết học.

Đây là hoạt động tạo tâm thế tốt cho học sinh ngay từ đầu tiết học nên nhất thiết giáo viên cần thực hiện tốt hoạt động này bằng việc tổ chức cho học sinh nghe một số các đoạn nhạc, hoặc xem các hình ảnh có liên quan đến các văn bản ôn tập kết hợp với các câu hỏi đố vui để giúp học sinh hào hứng ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học.

Ví dụ:

Dạy bài Ôn tập về thơ (tiết 129 - lớp 9): giáo viên cho học sinh nghe các đoạn nhạc được phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ sau đó hỏi học sinh: Những bài hát các em vừa nghe được phổ nhạc từ các bài thơ ở giai đoạn nào mà các em đã được học ?

Từ những câu trả lời của học sinh giáo viên có thể dẫn dắt để giới thiệu vào bài.

Hoạt động 2. Tiến hành nội dung ôn tập.

Để học sinh hào hứng sôi nổi tích cực tham gia vào việc hoàn thành bảng thống kê, thay vì phương pháp đàm thoại như đã nói ở trên, hiện nay giáo viên đã có nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy nên giáo viên có thể thực hiện theo hình thức của một trò chơi mà nội dung của trò chơi dựa vào kiến thức cần đạt ở bảng thống kê.

Ví dụ:

Khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (tiết 38 - lớp 8) phải giúp học sinh củng cố nắm chắc, khắc sâu kiến thức về các văn bản truyện kí đã học ở các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật theo yêu cầu cần đạt ở bảng thống kê:

Tên văn bản,

tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

 

Đặc sắc nghệ thuật

 

 

 

 

 

Giáo viên có thể đóng vai như một người dẫn chương trình giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách hào hứng, sôi nổi nhất theo các phần chơi:

1. Phần khởi động. Mục đích của phần chơi này là giúp học sinh củng cố kiến thức về các văn bản, tác giả đã học nên ở phần thi này giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa để kể tên văn bản truyện kí đã học và dựa vào một số thông tin về tác giả để đoán chính xác tên tác giả tương ứng các văn bản truyện kí đã học.

2. Phần vào cuộc. Ở phần này, các em học sinh phải thật nhanh mắt, nhanh tay phát hiện phương án đúng về thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.

3. Phần vượt trướng ngại vật. Dựa vào kiến thức đã học, học sinh phải có kĩ năng quan sát nhanh dựa vào những số liệu đã cho trước để tìm ra giá trị nghệ thuật của các văn bản.

       4. Phần về đích. Phần này đòi hỏi các em phải nắm thật vững giá trị nội dung của

các văn bản để điền vào chỗ trống những từ ngữ còn thiếu, hoàn chỉnh nội dung các văn bản truyện kí đã học.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme