Phần 2 sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA NINH BÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH” (trích)

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1. Giải pháp cũ thường làm.

         Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” là trung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụ kiến thức, học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng giải của giáo viên. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bị hạn chế rất nhiều. Trong môn Giáo dục công dân, lối dạy học cũ chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, giáo viên đọc, học sinh nghe rồi ghi chép...Dạy học môn GDCD trước đây thường thiên về giải thích cho học sinh hiểu khái niệm, các giá trị và chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cụ thể là: đối với các bài học thuộc chuẩn mực đạo đức thì giáo viên yêu cầu học sinh trình bày khái niệm đã có sẵn trong sách giáo khoa, sau đó giáo viên lấy ví dụ minh họa rồi học sinh có thể dựa vào đó lấy thêm ví dụ. Trên cở sở tìm hiểu đó, học sinh áp dụng vào làm bài tập liên quan. Còn đối với các bài học thuộc quy phạm pháp luật, thông thường trước đây giáo viên thường dựa chủ yếu vào các qui định có sẵn trong sách giáo khoa để phổ biến cho học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể phân tích, giải thích tại sao lại phải qui định như vậy. Tuy nhiên, bài học chỉ dừng lại ở mức hiểu những qui định trong một phạm vi nhất định chứ không có nhiều liên hệ thực tế.

         Trong các tiết dạy GDCD ở trường THCS nói chung đã có sử dụng di sản. Tuy nhiên, số bài có sử dụng di sản còn ít, nặng tính lí thuyết trong các bài dạy, kiến thức về di sản còn chung chung, mang tính hình thức, sơ sài, ít kiến thức thực tế. Phần bài tập chủ yếu là nhận biết, chưa tập trung phát triển năng lực của học sinh.Vì vậy việc sử dụng di sản trong dạy học môn GDCD chưa đạt kết quả cao.

          Ví dụ: Khi dạy bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”- GDCD lớp 7. Giáo viên mới chỉ đơn thuần cho học sinh nắm được:

Kiến thức:

-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.

-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta.

-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.

-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

Kĩ năng:

-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.

Thái độ:

Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.

         Với các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình, người giáo viên mới chỉ cung cấp những kiến thức về văn hoá, lịch sử, con người Ninh Bình ở các bài riêng biệt. Giáo viên có tích hợp nhưng nội dung tích hợp còn hạn chế và chủ yếu là tích hợp “đơn môn”

Ví dụ khi dạy bài: “Thiên nhiên Ninh Bình”- GDCD địa phương lớp 6. GV chỉ cần cung cấp đủ cho học sinh các kiến thức cơ bản, trọng tâm sau:

Sự tươi đẹp, đa dạng của cảnh quan thiên và bản sắc văn hóa Ninh Bình.

Sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo.

Những tiềm năng phát triển của quê hương: vị trí địa lý, rừng biển, công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

          Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giúp học sinh thấy được những nguy cơ mà tỉnh ta đang phải đối mặt như vấn đề môi trường bị ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và không khí...); cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; nạn khai thác gỗ trái phép, săn bắt động vật quý hiếm; ...

          Từ đó học sinh thấy yêu quê hương và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp của quê hương Ninh Bình.

Nhưng học sinh mới chỉ nắm được kiến thức cơ bản, chưa có sự liên hệ kiến thức thực tế và chưa phát huy hết năng lực của người học. Nếu học sinh được học tại di sản thì học sinh sẽ hiểu kiến thức sâu rộng hơn, học sinh sẽ học tập tích cực, sáng tạo hơn.

Qua thực tế các tiết dạy GDCD nói chung và các tiết có sử dụng di sản làm phương tiện dạy học, tôi nhận thấy dạy học trước đây có ưu điểm, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

          Kiến thức giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ, đơn giản nên học sinh dễ nắm kiến thức trọng tâm của bài.

Đối với giáo viên: Dạy theo phương pháp này khiến cho giáo viên đỡ tốn thời gian, công sức tìm hiểu để soạn giáo án, thiết kế bài giảng, sưu tầm tư liệu phục vụ bài giảng. Bởi lẽ, chỉ cần dựa chủ yếu vào sách giáo khoa, sách giáo viên là đã đảm bảo được nội dung kiến thức, không phải tìm hiểu kiến thức ở các môn học khác để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

Đối với học sinh: Việc học theo phương pháp này không đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị, tìm hiểu nhiều về các kiến thức, vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Bởi lẽ nội dung bài học chủ yếu là dựa vào cái đã có sẵn, câu hỏi trong bài học cũng đơn giản, thường là học gì, hỏi nấy. Thậm chí, khi kiểm tra cũng chỉ dập khuôn trong những vấn đề đã học, trong bộ đề cương giáo viên đã hướng dẫn sẵn cho học sinh. Chính vì thế kiến thức của môn GDCD đối với học sinh là rất đơn giản, nhẹ nhàng, các em chỉ coi đây là môn phụ, không phải quan tâm, dành nhiều thời gian học.

* Nhược điểm:

          Kiến thức mà học sinh nắm được đầy đủ nhưng không sâu, không có sự đa dạng, không có sự mở rộng và liên hệ thực tế nhiều.

Dạy học sử dụng di sản trước đây chủ yếu cho học sinh tìm hiểu nội dung, không quan tâm đến hình thành năng lực gì cho học sinh nên việc giáo dục các em hiểu biết sâu sắc về giá trị của di sản , giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản chưa cao.

Đặc biệt đối với các tiết học thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình nếu chỉ dạy theo kiến thức SGK thì học sinh sẽ dễ nhàm chán vì kiến thức đã có ở các bài GDCD chính khoá, giờ chỉ áp dụng vào địa phương Ninh Bình. Không phát huy hết được năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của người học.

2. Giải pháp mới cải tiến.

         Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy học môn GDCD góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau.

Trong quá trình chỉ đạo và trực tiếp giảng dạy chúng tôi thấy cần phải sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình một cách có hiệu quả. Kết hợp với phương pháp dạy học tích hợp, như tích hợp với các môn: văn học, lịch sử, địa lý, sinh học, âm nhạc, mỹ thuật.... nhằm phát triển các năng lực tự học, tự trải nghiệm và khám phá kiến thức của học sinh giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Đồng thời, giúp học sinh hiểu rộng hơn về quê hương Ninh Bình, hiểu về lịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoa học, xã hội của tỉnh ta. Từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân phải làm gì để đóng góp công sức xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp. Vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện theo một số giải pháp sau.

2.1. Quá trình và giải pháp thực hiện.

2.1.1. Tìm hiểu tổng quan về di sản văn hóa Ninh Bình

Lịch sử - Địa lý

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắcchâu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp với Hòa BìnhHà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.

Ninh Bình xưa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Qua thời thuộc Hán, Lương, vùng đất này thuộc Giao Chỉ, thời thuộc Đường, bắt đầu hình thànhTrường Châu. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An. Năm 1010Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan. Đời Lê Thái TôngNinh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; đời vua Lê Thánh Tông trở thành thủ phủ trấn trấn Sơn Nam xong rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Thời nhà Nguyễn, địa bàn Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan.

Năm 1831Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6 huyện Yên KhánhNho QuanKim SơnGia KhánhGia Viễn và Yên Mô, thuộc Liên khu 3. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1991.

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

Văn hóa

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắcđồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bìnhtương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) thuộc nền văn hóa Tràng Ansơ kỳ đồ đá cũ; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số hang động ở Tam ĐiệpNho Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt NamDi chỉ Đồng Vườn (Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu.  

Vùng đất Ninh Bình là kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông vớihành cung Vũ Lâm, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô...

Thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên Chúa được truyền vào Ninh Bình, dần dần hình thành trung tâm Thiên Chúa Giáo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm đặt tại Kim Sơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh. Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đứcđê Hồng Lĩnhđê Đường Quanđê Hồng Ânđê Hoành Trựcđê Văn Hảiđê Bình Minh I, đê Bình Minh II... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua... Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở.

Danh thắng

Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam CốcBích Độngđộng Vân Trìnhđộng Tiênđộng Thiên HàTràng Anđộng Mã Tiên...Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động". Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán SiêuTrần Thái TôngLê Thánh TôngNguyễn TrãiHồ Xuân HươngTản ĐàXuân Quỳnh về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.

Danh nhân

Vùng đất Ninh Bình còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ LĩnhLê HoànTrương Hán SiêuLý Quốc SưVũ Duy Thanh, Lương Văn TụyNinh TốnNguyễn BặcĐinh Điền...

Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt là các Vua Đinh Tiên HoàngLê Đại HànhTrần Thái TôngQuang Trung và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh (Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn).

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme