Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoại khóa và tích hợp kiến thức liên môn” (trích).

  1. Giải pháp cũ thường làm

1.1. Mô tả giải pháp cũ

Các phương pháp tích hợp giáo viên thường sử dụng để giáo dục ý thức cho học sinh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là:

     - Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH.

     - Liên hệ:

+ Là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học.

+ Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường sử dụng trong quá trình giảng dạy.

 

1.2. Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên.

- Đỡ mất thời gian và tích hợp luôn được trong nội dung bài học.

1.3. Nhược điểm:

- Học sinh chưa thực sự khắc sâu được các đơn vị kiến thức.

- Chưa phát triển được tư duy lôgic, sáng tạo của học sinh.

- Khả năng rèn kĩ năng vận dụng, liên hệ, tích hợp các kiến thức chưa được nhiều và thường xuyên.

- Giáo viên thường chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các giờ dạy trên lớp, thời gian ngắn, do đó chưa hình thành cho học sinh được những hành động cần làm để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, ít liên hệ được với tình hình và điều kiện thực tế.

  1. Giải pháp mới cải tiến

Giáo dục ứng phó với BĐKH được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học.

Các hoạt động có thể như ngoại khóa như: tham quan, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS), tổ chức các trò chơi....

Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động được kiến thức từ nhiều môn học hơn.

2.1. Phân nhóm học tập ngoại khóa, lập kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm cụ cho các nhóm tham gia hoạt động.

Khác với kiểu dạy học truyền thống truyền thụ một chiều: thầy nói trò nghe, thảo luận nhóm là phương pháp giúp các em được bộc lộ những khả năng của bản thân, hình thành kỹ năng tư duy, hợp tác trao đổi, chia sẻ  và học hỏi lẫn nhau. Thảo luận nhóm tạo không khí sôi nổi, thoải mái trong học tập, học sinh luôn có được cảm giác tự do, không bị áp đặt qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

Ví dụ: Khi tổ chức một hoạt động ngoại khóa về chủ đề: "Học sinh có thể làm gì để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu", giáo viên phân công nhiệm cụ cụ thể cho các nhóm như sau:

 

Phân

công nhiệm

vụ cho

các

nhóm

Nhóm 1;3: Những hoạt động học sinh có thể làm để góp phần giảm nhẹ BĐKH (Có bài báo cáo cụ thể về việc sử dụng, các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng nhằm hạn chế lượng khí thải vào môi trường tự nhiên)

Nhóm 2;4: Những hoạt động học sinh có thể làm để thích ứng được với BĐKH

(Lưu ý: Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, từng thành viên trong nhóm cần tích cực thu thập thông tin, xử lý số liệu, vận dụng kiến thức của các môn học có nội dung liên quan đến vấn đề cần giải quyết như: Vật lí, Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Giáo dục công dân, Toán, Tin học...)

Hoạt động cả lớp: Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội dung tìm hiểu các giải pháp học sinh có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Giáo viên đưa ra các yêu cầu của việc thực hiện dự án: Thời gian hoàn thành thu thập thông tin, viết xong bản nháp, xong sản phẩm … hoặc những yêu cầu về nội dung mà từng nhóm phải làm.

- Các nhóm bầu trưởng nhóm và thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm

 

2.2. Đưa ra hệ thống các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các môn học.

Giải pháp này giúp học sinh hình thành một hệ thống kiến thức vững chắc khi cần liên hệ và tích hợp bất cứ nội dung nào.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với học sinh lớp 8, các địa chỉ tích hợp được đưa ra cụ thể như sau:

* Môn Địa lý

 

 

Địa chỉ tích hợp

Mức độ

Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

Liên hệ.

Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á

1. Một châu lục đông dân nhất thế giới

Liên hệ.

Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

Liên hệ.

Bài 9. Khu vực Tây Nam Á

2. Đặc điểm tự nhiên

Liên hệ.

Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

2. Đặc điểm tự nhiên

Liên hệ.

 

Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

Liên hệ.

Bài 14. Đông Nam Á - đất liền và hải đảo

2. Đặc điểm tự nhiên

Liên hệ.

Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

Liên hệ.

Bài 24. Vùng biển Việt Nam

2. Tài nguyên và bảo vệ MT biển Việt Nam

Liên hệ.

Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

1. Giai đoạn Tiền Cambri

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

Liên hệ.

Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Liên hệ.

Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

2. Khu vực đồng bằng

Liên hệ.

Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

2. Tính chất đa dạng và thất thường

Bộ phận.

Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông).

2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Liên hệ.

Bài 34. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

 

Liên hệ.

Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam

1. Đặc điểm chung

Liên hệ.

Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

Liên hệ.

Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng

Liên hệ.

Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

5. Bảo vệ MT và phòng chống thiên tai

Liên hệ.

Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và NamBộ

2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Liên hệ.

 

* Môn Vật lý

 

Địa chỉ tích hợp

Mức độ

Bài 6. Lực ma sát

Liên hệ.

Bài 7. Áp suất

Liên hệ.

Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Liên hệ

Bài 9. Áp suất khí quyển

Liên hệ.

Bài 10. Lực đẩy Acsimet

Liên hệ.

Bài 12. Sự nổi

Liên hệ.

Bài 16. Cơ năng

Liên hệ.

Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt

 

 

* Môn Sinh học

Tên bài

Mức độ

Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Lồng ghép

Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Bài 30: VS tiêu hóa

Bài 31: Trao đổi chất

Liên hệ

Bài 33: Thân nhiệt

Lồng ghép

Bài 36 : Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần.

Bài 40 : Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Liên hệ

Bài 42 : Vệ sinh da

Lồng ghép

Bài 50 : Vệ sinh mắt

Liên hệ

Bài 51 : Cơ quan phân tích thính giác

Liên hệ

Bài 63 : Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Liên hệ

 

* Môn Hóa học

Địa chỉ tích hợp

(Chương, bài, mục)

Mức độ

Chương 2 - Bài 12: Sự biến đổi chất

Bộ phận, liên hệ

Chương 2 - Bài 13: Phản ứng hoá học

Bộ phận

Chương 3 - Bài 20: Tỷ khối của chất khí

Bộ phận

Chương 4 - Bài 24: Tính chất của oxi

Toàn bộ

Chương 4 - Bài 25: Sự oxi hóa

Toàn bộ

Chương 4 - Bài 27: Điều chế oxi -Phản ứng phân hủy

Bộ phận, liên hệ

Chương 4 - Bài 28: Không khí - Sự cháy

Toàn bộ

Chương 5 - Bài 31: Tính chất -Ứng dụng của hiđro

Toàn bộ

Chương 5 -Bài 36: Nước

Toàn bộ

 

 

* Môn Công nghệ

Địa chỉ tích hợp

Mức độ

Phần I : Vẽ kĩ thuật

Phần II : Cơ khí

Tất cả các bài thực hành

Tích hợp bộ phận, liên hệ

Vai trò của điện năng trong kĩ thuật và đời sống

Tích hợp bộ phận, liên hệ

Các bài về đồ dùng điện :

Sử dụng hợp lí điện năng

Tích hợp bộ phận, liên hệ

Các bài thực hành

Tích hợp bộ phận, liên hệ

 

 

* Môn Tin học: Học sinh biết sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài học, nâng cao kỹ năng thiết lập văn bản, kỹ năng tạo bài trình chiếu powerpoint.

* Môn Toán: Thông qua việc thống kê và tổng hợp phiếu điều tra học sinh rèn luyện kỹ năng đã được học trong bộ môn Toán học.

* Môn Giáo dục công dân: Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, đất nước, tích cực các hành động góp phần ứng phó với BĐKH.

* Ở đây tác giả đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều địa chỉ tích hợp các bài học, các môn học có liên quan đến nội dung tích hợp. Khi ứng dụng vào từng chủ khác nhau, tùy theo nội dung chương trình và thời gian cho phép, giáo viên có thể lựa chọn những địa chỉ tích hợp phù hợp với kế hoạch giảng dạy.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme