Mở đầu luận văn "SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ"

1. Lý do chọn đề tài

      Đất nước ta đã và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy hơn bao giờ hết nhà trường phải đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, tiếp thu kiến thức hiện đại gắn với thực tế sản xuất của đất nước và có khả năng tìm ra giải pháp cho những vấn đề do cuộc sống công nghiệp hiện đại đặt ra. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục.

            Để việc đổi mới có hiệu quả đòi hỏi phải cải tiến cả nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Song để HS nắm vững nội dung chúng ta cần cải tiến các phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp dạy học có ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó, không có phương pháp nào hoàn mỹ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Tùy theo mục tiêu cụ thể mà lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp, sử dụng từng phương pháp dạy học đúng lúc, đúng chỗ và biết kết hợp những phương pháp khác nhau để sử dụng có hiệu quả làm quá trình nhận thức của người học dễ dàng hơn, đúng với ý mục tiêu của GV đặt ra.

            Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học diễn ra một cách sôi động cả về lý luận cũng như về thực tiến. Định hướng đổi mới giáo dục được nghị quyết T.Ư lần 2 BCHTƯ khóa VIII khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các phương diện dạy học hiện đại vào quá trình dạy hoc đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.

Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới như: ”phương pháp tự phát hiện tri thức”, “phương pháp cùng tham gia”, “phương pháp tự kiểm tra đánh giá” và mới đây là “phương pháp bàn tay nặn bột” từng bước được vận dụng vào quá trình dạy học. Là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.

Thế giới tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn. Sự tác động của nó hàng ngày qua mắt các em làm cho các em lạ lẫm, khiến các em tò mò, muốn khám phá để hiểu biết về chúng. Các em không bằng lòng với việc quan sát mà còn thao tác trực tiếp để hiểu chúng hơn. Các em rất sung sướng khi phát hiện ra một điều gì đó mới lạ liên quan đến thực tế. Chính trí tò mò, ham hiểu biết khoa học là động cơ thúc đẩy các em học tập một cách tích cực. Sự hứng thú sẽ làm nảy sinh khát vọng, lòng ham mê hoạt động và hoạt động sáng tạo. Điều này sẽ hình thành động cơ học tập cho HS.

Chúng ta đều biết hóa học là môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kỹ năng như: Quan sát, thí nghiệm, phán đoán, giải thích các sự vật hiện tượng và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Hơn nữa, hóa học ở trường THCS là nền tảng, là hành trang đầu tiên cho các em để tiếp thu kiến thức ở những lớp tiếp theo. Do đó giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự lực, tìm tòi phát hiện ra kiến thức.

Thực tiễn dạy môn hóa học ở trường THCS cho thấy, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ động. Các thí nghiệm trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên còn tự trình bày, biểu diễn các thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, thõa mãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh. Vì vậy các giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được trong giờ học chưa cao, các em ít được tham gia vào quá trình dạy học.

Các em đang sống giữa thời đại mà thông tin bùng nổ một cách nhanh chóng, lối học tập theo kiểu nhồi nhét tri thức đã trở nên lỗi thời và lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của người học. Cái mà người học cần ở đây là phương pháp học tập đúng đắn, cần “một cái đầu khôn ngoan” chứ không phải là “cái đầu nhồi nhét cho đầy”. Khi ở cương vị là người chủ động thiết kế và thực hiện công việc, học sinh có điều kiện nâng cao năng lực quan sát, phát triển trí tưởng tượng, lối tư duy sáng tạo, biết cách tiếp cận và khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo thực hành cũng như việc sự vững vàng trong lập luận, trên góp phần quan trọng trong việc rèn luyện con người để đáp ứng với thời đại mới.

Việc đưa phương pháp dạy học này trong dạy môn hóa học ở trường THCS là hoàn toàn hợp lý. Hướng đổi mới này không những nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa học mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay.

“Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, đóng vai trò quan trọng trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp nếu thực hiện lâu dài và có hệ thống. Cụ thể:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.

- Phát triển năng lực quan sát.

- Phát triển trí tưởng tượng.

- Phát triển tư duy.

- Phát triển ngôn ngữ khoa học và kèm theo sự vững vàng trong lập luận.

- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thói quen tự tìm tòi, khám phá.

Như vậy, chúng ta thấy phương pháp “ Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, là một trong những con đường nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức học sinh.

Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột chưa được triển khai một cách có hiệu quả, đặc biệt trong dạy học môn hóa học ở trường THCS.

           Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học ở trường THCS” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu.

   Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học để nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường trung học cơ sở.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

a. Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp bàn tay nặn bột.

b. Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn hóa học của giáo viên ở một số trường THCS.

c. Nghiên cứu quy trình sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” phù hợp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THCS.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

       a. Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS

       b. Đối tượng nghiên cứu: việc áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn hóa học ở trường THCS.  

5. Giả thuyết khoa học.

         Nếu trong dạy học môn hóa học, giáo viên biết vận dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” theo một quy trình hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường thì sẽ phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THCS.

6. Phương pháp nghiên cứu.

         a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:

              + Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa, tổng kết các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.

+ Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài.

               b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

               + Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra; trò chuyện phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học, chất lượng dạy học môn hóa học, mức độ hiểu biết của cán bộ, giáo viên về phương pháp “bàn tay nặn bột”.

               + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và dạy của giáo viên, học sinh để thu thập những thông tin cần thiết.

            + Thực nghiệm sư phạm: Để đánh giá chất lượng và hiệu quả hệ thống kiến thức, kế hoạch bài giảng đã xây dựng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

               c. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu.

7. Đóng góp của đề tài:

            a. Về lý luận:

Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

b.Về thực tiễn:

Thiết kế, xây dựng quy trình sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học hóa học ở trường THCS

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme