Chương 2 luận văn: "Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng việt cho người nước ngoài" (trích)

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÙNG VIỆC ÁP DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

2.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài

2.1.1.  Mặt đã làm được

Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiện đắc dụng để bạn bè thế giới tiếp cận với văn minh, văn hoá Việt Nam, là phương tiện tốt nhất để con em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dân tộc mình, và cũng là phương tiện để người Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,… Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu và cách sử dụng ngữ liệu cho người học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng tiếng Việt . Cung cấp ngữ liệu bao gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp. Trong đó việc cung cấp từ vựng có vai trò quan trọng. Khi dạy một ngôn ngữ với tính chất như ngoại ngữ cho người nước ngoài chính là chúng ta nên cung cấp cho họ một khả năng tư duy bằng chính ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho họ một lượng từ vựng cụ thể để phản ánh về thế giới khách quan, về sự vận động của các sự vật, hiện tượng với các đặc thù của nó trong bối cảnh giao tiếp văn hoá của dân tộc đó.

Hiện nay, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được quan tâm hơn. Nhiều tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy cũng như bộ giáo trình đã ra đời. Về phương pháp dạy, phương pháp dạy và học ngoại ngữ trước đây tồn tại hàng thế kỉ có định hướng truyền đạt là chính chứ ít rèn luyện kĩ năng. Phương pháp truyền thống rất coi trọng đến hình thức nên mỗi bài giảng đều bắt đầu bằng việc dạy ngữ pháp. Ngữ pháp đó được thực hiện hoặc giới thiệu trực tiếp qua các từ loại và bài khoá. Nhưng trong những năm trở lại đây, khoa học kĩ thuật phát triển, người học có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu mới mẻ đó trong việc dạy và học tiếng. Đặc biệt là trong việc dùng các phương tiện cho việc học như radio, kênh hình,… làm cho việc học đạt kết quả cao hơn, người học có thể tiếp xúc với ngôn ngữ mới ở nhiều góc độ sinh động của cuộc sống với thực tiễn phong phú. Từ thực tế trên, một loạt giáo trình dạy tiếng đã ra đời để phục vụ cho việc học. Các giáo trình này chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy tiếng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học tiếng. Việc cung cấp ngữ liệu trong đó có từ vựng là một vấn đề cần được quan tâm trước hết nhằm xây dựng cơ sở và tạo hiệu quả cho việc học tiếng Việt đối với người nước ngoài. Hiện có nhiều cuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trong đó có hai cuốn chương trình cơ sở và hai cuốn chương trình nâng cao là:

- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

- Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

- Tiếng Việt Nâng cao (cho người nước ngoài - quyển 1), Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998.

Theo chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài đại học Quốc gia Hà Nội thì sự cung cấp vốn từ được phân bố như sau:

- Bậc cơ sở (Elememtary):

+ Về số lượng: từ 600 – 800 đơn vị từ.

+ Về kiểu loại:

          * Từ đơn và một số từ ghép đơn giản

          * Chủ yếu lượng từ về sinh hoạt, thông dụng

          - Bậc nâng cao (Intermediate):

                   + Về số lượng: 1600 – 2500 đơn vị từ

                   + Về kiểu loại:

                             * Hoàn thiện các kĩ năng sử dụng vốn từ thông dụng

                             * Cung cấp một số vốn từ thuộc các lĩnh vực: xã hội, báo chí, kinh tế, khoa học, giáo dục,…

          - Bậc hoàn thiện (Advance):

                   + Về số lượng: 2500 – 4500 đơn vị từ

                   + Về kiểu loại:

                             * Hoàn thiện vốn từ báo chí, hoạt động xã hội, khoa học, giáo dục,…

                             * Cung cấp vốn từ chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ, chính trị,..

          Các bộ giáo trình cũng chú ý tới xây dựng từ mới. Có thể thấy cụ thể qua bảng thống kê từ mới từ giáo trình nâng cao của Trịnh Đức Hiển:

Bảng

Tiếng Việt cho người nước ngoài - Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển

STT

Tên chủ điểm

Số lượng từ mới

1

Trường học

40

2

Tầm quan trọng của sách vở

27

3

Hội du xuân

29

4

Tục mừng nhà mới

34

5

Thời điểm để nói thật

38

6

Thanh niên và người già

41

7

Ngày Tết đi chùa

22

8

Cuộc sống ở thành phố

34

9

Vì sao chúng ta nên tìm hiểu khoa học

38

10

Lợi ích của vô tuyến truyền hình

19

11

Đài phát thanh

34

12

Phép xử thế quan trọng như thế nào ?

23

13

Khách hàng thích gì?

58

14

Du lịch:

- Chúng ta nên đi du lịch

- Vị thế của du lịch thủ đô

- Một trung tâm du lịch

129

15

Phố cổ - phố nghề

45

16

Chợ Bến Thành

28

17

Ăn uống:

- Bữa cơm gia đình

- Thức uống của người Việt

90

18

Cốm làng Vòng

51

 

         Quá trình học tiếng Việt cũng giống như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cần phải theo một trình tự tăng dần và có sự tích luỹ về mặt từ vựng và phù hợp với từng trình độ. Do đó, sự phân bố dung lượng về nội dung từ vựng cho mỗi trình độ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được nêu trên về cơ bản đã đáp ứng được chương trình đào tạo cũng như phù hợp với học viên.

2.1.2.  Mặt còn tồn tại

Tuy vậy, vẫn phải nhìn vào những tồn tại. Người nước ngoài muốn học tiếng Việt ngày càng nhiều, tuy nhiên việc hướng dẫn cho học viên học tốt tiếng Việt nói chung và từ vựng nói riêng còn nhiều lúng túng. Học viên thường kêu khó nhớ các cách phân loại từ vựng. Khi kiểm tra kiến thức tiếng Việt của học sinh có nhiều giáo viên đã phàn nàn: Học viên không nhớ hết tên các loại từ vựng, đôi khi nhầm lẫn giữa khái niệm này và khái niệm khác . Vì vậy khi làm bài cũng không đầy đủ, chính xác. Cũng từ đó học viên ít hứng thú với giờ từ vựng, cảm giác ngán học những giờ này vậy nên đôi lúc có tư tưởng đối phó, lấy sách chép qua loa cho xong chuyện.

Bảng 1: Kết quả khảo sát học viên người nước ngoài ở viện Ngôn ngữ về vấn đề học từ vựng trước khi thực hiện đề tài: ( Kết quả tính /100%)

Rất hứng thú với các phần học từ vựng

Chán nản với phần học từ vựng

Nội dung bài học thường dài, khó nắm bắt, khó nhớ.

32%

53%

47%

 

Về mặt phương pháp dạy, phần từ vựng lại được đan xen trong các bài đọc. Do vậy, học sinh chưa có cái nhìn khái quát về phân loại từ vựng và phát triển vốn từ. Nhiều bài phần có phần ghi chú về từ rất cụ thể song phức tạp, khó nhớ và tủn mủn. Nếu học viên học khoảng 10 bài như vậy, chắc chắn sẽ bị loạn từ, không ghi nhớ được gì cả. Có thể lấy ví dụ như một bài được trích từ giáo trình cơ bản:

Bài 2: Giới thiệu - làm quen

I. Các tình huống hội thoại

1. Harry, Helen gặp Nam

Harry: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen, bạn tôi.
Nam: Chào chị Helen. Rất vui được gặp chị.
Helen: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.

2. Gặp giám đốc

Harry: Xin chào ngài. Tôi là Harry, tôi là nhân viên.
Giám đốc: Chào anh. Tôi là giám đốc công ty.
Harry: Rất hân hạnh được gặp ngài.

3. Harry, Helen và Nam xem bản đồ thành phố Hà Nội.

Harry: Nam ơi! Chợ Đồng Xuân ở đâu?
Nam: Đây, đây là chợ Đồng Xuân.
Helen: Còn khách sạn Dân Chủ ở đâu?
Nam: Khách sạn Dân Chủ ở phố Tràng Tiền.

4. Nam, Helen và Harry vào chợ Đồng Xuân.

Harry: Nam ơi! Kia là cái gì?
Nam: Đó là cái nón.
Helen: Còn đây là cái gì?
Nam: Cái này là cái quạt.

II. Ghi chú ngữ pháp

1. Loại từ "cái", "con": loại từ của danh từ

a. Cái: loại từ chỉ vật thể
Cái quạt, cái nón, cái máy ghi âm, cái bút bi, cái nhà....

b. Con: loại từ chỉ động vật
Con gà, con chim, con bò, con chó, con mèo...

* Vốn từ: Mộ số loại từ thường dùng

- Quyển: quyển sách, quyển từ điển, quyển tiểu thuyết...
- Tờ: tờ báo, tờ tạp chí...
- Bức: bức ảnh, bức tranh, bức tường...

2. Từ "là" cùng với danh từ làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: - Tôi là Helen

- Đây là cái nón

Câu hỏi kiểu này là: Là ai?

Là cái gì?

hoặc: Có phải là... không?

Khi trả lời khẳng định thường có "vâng" đặt đầu câu, phủ định là "không" hoặc "không phải"

- Vâng, tôi là Helen
- Không, tôi không phải là Helen

Trong hội thoại kiểu câu hỏi này có các biến thể sau:

D là D, phải không?

Ví dụ: Chị là Helen, phải không?

Có phải D là D không?

Ví dụ: Có phải chị là Helen không?

3. "Đây", "kia", "đấy", "đó": từ chỉ nơi chốn thường làm chủ ngữ trong câu giới thiệu

Ví dụ: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen.

Đây là cái nón.

4. Câu có vị ngữ "ở đây", "ở kia" biểu thị vị trí:

Ví dụ: Chợ Đồng Xuân ở đây.

Khách sạn Phú Gia ở kia.

Câu hỏi: ở đâu?

5. Các từ: "này, kia, ấy, đó" cũng biểu thị nơi chốn như: "đây, kia, đấy" nhưng dùng sau D và để chỉ định sự vật.

Bài học trên làm từ vựng trở nên phức tạp, khó nhớ. Tôi nghĩ nếu đưa nó vào một hệ thống bằng bản đồ tư duy thì việc ghi nhớ sẽ dễ hơn.  

Xuất phát từ thực trạng như vậy nên tôi có kiến nghị áp dụng hướng dạy mới là sử dụng bản đồ tư duy để dạy học từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài. Hướng đi này đã được áp dụng trong nhiều trường, nhiều môn và đạt được kết quả tốt. Vật chắc chắn nó cũng sẽ giúp ích cho việc dạy học từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài.

2.2.         Bản đồ tư duy trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt

2.2.1.  Vai trò của bản đồ tư duy trong giảng dạy từ vựng tiếng Việt

2.2.1.1.      Vai trò với việc giảng dạy của giáo viên

     Giữa lúc cả xã hội bức xúc với “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều học viên thì việc ứng dụng bản đồ tư duy cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác đã đem lại rất nhiều lợi ích. Bản đồ tư duy ( BĐTD) là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD- một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.... Cheryl Cheah - hiện là sinh viên trường Imperial College London cho biết: Tại Singapore, bản đồ tư duy là một phương pháp học mà hầu hết học sinh đều được làm quen từ khi mới 11-12 tuổi. Ở độ tuổi đó, trường Raffles Girls’ School, nơi cô học đã mời riêng một chuyên gia về hướng dẫn và giúp các học sinh có thể vẽ bản đồ tư duy ngay sau đó. Theo Cheryl, cô và các bạn đã rất hào hứng học tập bởi bị cuốn hút bởi màu sắc, hình ảnh rực rỡ và ghi nhớ nhanh kiến thức. Chua Song Guan, sinh viên trường National Taiwan Univesity cũng chia sẻ: “Thầy cô rất linh hoạt trong việc áp dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy. Thầy cô có thể giới thiệu bản đồ tư duy ở đầu hoặc cuối bài giảng. Cũng có khi sau một bài giảng, thầy cô đưa ra chủ đề chung và yêu cầu học sinh đóng góp các ý, các nhánh để vẽ bản đồ tư duy ôn tập chính bài giảng trong buổi hôm đó. Nhiều khi thầy cô giao bài tập về nhà cho học sinh tổng kết kiến thức đã học bằng bản đồ tư duy. Theo kinh nghiệm của bản thân em, nếu thầy cô giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập bản đồ tư duy và sau đó kết thúc bài học bằng chính đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn”.

     BĐTD có thẻ sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với những trường có điều kiện công nghệ thông tin tốt, có thể cài đặt phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang wed www.dowload.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về miễn phí ConceptDraw MINMAD 5 professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản.

2.2.1.2.      Vai trò với việc học tập của học viên

     Để sống và làm việc tại Việt Nam đòi hỏi người nước ngoài phải biết tiếng Việt, phải hiểu văn hóa Việt Nam. Do đó, việc học tiếng Việt là một nhu cầu không thể thiếu đối với đối tượng này.  Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đây là một trong những nội dung đào tạo mang tính chiến lược của khá nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường có đào tạo Việt Nam học.  Một trong những nhiệm vụ to lớn đó là việc hoàn thiện chương trình đào tạo tiếng Việt cho người 1 nước ngoài nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tế đặt ra cho sự nghiệp đào tạo tiếng Việt trong tình hình hiện nay. Giống như việc dạy các ngoại ngữ khác, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu và cách sử dụng ngữ liệu cho người học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng tiếng Việt . Cung cấp ngữ liệu bao gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp. Trong đó việc cung cấp từ vựng có vai trò quan trọng.  BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Thực tế ở trường cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích học do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao.Học viên dù học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém từ vựng. Họ thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học viên không lưu được từ vựng vào trí nhớ của mình. Hơn nữa, trở ngại đối với việc học tập từ vựng thì rất nhiều như người học miễn cưỡng, các kỹ thuật học tập lạc hậu,… Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong học từ vựng, học viên sẽ có sự thay đổi về ghi nhớ và phát triển vốn từ. Bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học viên ghi nhớ từ vựng tốt hơn, có sự đối chiếu, tổng kết để hình thành sự phân loại từ vựng, tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Nói về lợi ích của việc học bằng bản đồ tư duy, Cho Wen Jing - sinh viên trường Warwick University cho biết: “Khi ở lứa tuổi nhỏ và vừa, bài học còn đơn giản, việc sử dụng bản đồ tư duy rất thuận tiện vì dễ làm, dễ nhớ. Ở các lớp cuối phổ thông và các bài học phức tạp hơn thì không thể chỉ sử dụng bản đồ tư duy mà phải kết hợp thêm nhiều phương pháp khác. Để ôn tập lại các bài học trong một cuốn sách, ngoài việc học bình thường, em và các bạn cũng thường tóm tắt mỗi chương thành một bản đồ tư duy và lưu trữ lại thành một tập. Sau đó, chúng em lật lại tập bản đồ tư duy đó để ôn tập, nhớ lại những kiến thức cơ bản nhất. Một lợi ích rất lớn của nó là khi học và làm việc theo nhóm. Mỗi người có thể đóng góp một ý vào bản đồ tư duy hoặc phụ trách vẽ một bản đồ riêng biệt sau đó sẽ ghép lại thành một bức tranh tổng thể.”.

       BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme