Mở đầu luận văn: "Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng việt cho người nước ngoài" (trích)

  1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

           Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng. Đó là một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. Nước ta đang từng bước  khẳng định vị trí của mình trên toàn thế giới với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, hàng năm lượng người nước ngoài đến sinh sống học tập và làm việc ở nước ta ngày càng tăng. Phần lớn họ đều có nhu cầu học tiếng Việt. Việc này giúp họ phá vỡ rào cản ngôn ngữ để giao tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng hơn. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy tiếng Việt cho người  nước ngoài đã có khá nhiều. Ban đầu những nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Gần đây, cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học cùng với các bài viết nghiên cứu về nhiều vấn đề trong hoạt động này nhằm giúp cho việc dạy và học tiếng Việt đạt hiệu quả cao nhất.

           Từ vựng là bộ phận của hệ thống ngôn ngữ có tầm quan trọng hàng đầu trong tri thức về một thứ tiếng, thiếu từ vựng thì không có ngôn ngữ. Khi dạy từ vựng cho người nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn đầu, thì việc cung cấp từ vựng và làm thế nào để người học nhớ được nhiều từ hơn, nhớ lâu hơn luôn là vấn đề đặt ra đối với người dạy. Đối với những người học ở trình độ cao hơn thì việc hiểu và nhớ những từ trừu tượng hay những từ có nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa cũng là vấn đề thực sự khó khăn cho người dạy trong việc truyền tải kiến thức. Đặc biệt đối với những trường hợp người dạy không thể dùng ngôn ngữ trung gian để dạy cho học viên. Vậy làm thế nào để tìm ra một giải pháp hiệu quả, thậm chí tối ưu nhất để người dạy có thể dễ dàng giúp người nước ngoài ghi nhớ lâu hơn, nhiều hơn lượng từ vựng khi học tiếng Việt. Xa hơn nữa là có thể tìm ra một cách nhớ khoa học, logic và có sự liên tưởng.

           Theo các nhà khoa học, con người khi ghi chép chỉ sử dụng nửa phía bên trái của bộ não mà không hề sử ụng nửa phía bên phải. Trong khi đó nửa bên phải lại giúp con người xử lý tốt thông tin. Bản đồ tư duy giúp con người tận dụng tối đa phần còn lại của bộ não. Đây là một công cụ tư duy sử dụng hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng, được nhà khoa học Tony Buzan đưa ra vào năm 1997. Dựa vào những lợi ích mà bản đồ tư duy mang lại khi trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể ứng dụng trong việc dạy và học vì nó giúp người dạy lẫn người học trong việc trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo và có hệ thống.

           Đề tài này có mục đích tìm ra một phương pháp học từ vựng tiếng Việt dễ dàng hơn, sáng tạo hơn, giúp các học viên nước ngoài cảm thấy có hứng thú với tiếng Việt và việc học từ không còn là nỗi lo sợ đối với học viên. Bên cạnh đó, đề tài cho thấy những lợi ích sư phạm mà BĐTD mang lại thông qua việc dạy và học từ vựng tiếng Việt. Nhận thấy khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy khá tốt trong việc dạy ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt, tôi thấy đây là lý do chính để chọn: “Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài” làm đề tài luận văn của mình.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là

-         Các đặc điểm và kiểu loại bản đồ tư duy trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt

-         Cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho học viên nước ngoài thông qua bản đồ tư duy

  1. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

3.1.           Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.     Quan sát tham dự

           Với vai trò là giáo viên, tôi trực tiếp ứng dụng bản đồ tư duy vào quá trình giảng dạy để tìm hiểu và khảo sát. Ngoài ra, tôi cũng tham gia dự giờ ở cả các tiết học có và không có ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho các học viên nước ngoài, thông qua các hoạt động này, tôi rút ra được hiệu quả, ưu nhược điểm của việc ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy. Bên cạnh đó tôi có thể quan sát thái độ và khả năng tiếp nhận của học viên khi áp dụng cách thức giảng dạy này.

3.1.2.     Phỏng vấn sâu

           Ngoài việc trực tiếp giảng dạy, tham gia dự giờ, luận văn áp dụng phương pháp phỏng vấn đối với giáo viên và học viên. Phương pháp này giúp cho việc đánh giá khách quan hơn về hiệu quả học tập, cách nhìn nhận cũng như có được những giải đáp, kiến nghị để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt nói chung, từ vựng tiếng Việt nói riêng.

3.1.3.     Thống kê – miêu tả

           Phương pháp này được thực hiện ở hai giai đoạn. Thứ nhất, sau khi thống kê, thu thập các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan về bản đồ tư duy, ứng dụng của bản đồ tư duy trong việc dạy tiếng, các phương pháp dạy từ vựng… tôi sẽ phân tích và rút ra những kết luận có liên quan. Thứ hai, thông qua việc tham gia và các bài học từ vựng, phát và thống kê bảng hỏi, dựa trên những kết quả từ việc phỏng vấn, tôi rút ra nhận xét, sáng kiến, kinh nghiệm để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

3.1.4.     So sánh, đối chiếu

           Phương pháp này để tìm ra những ưu nhược điểm của cách thức sử dụng bản đồ tư duy, từ đó phát huy những ưu điểm của phương pháp này trong quá trình dạy từ vựng tiếng Việt cho học viên cũng như tìm cách hạn chế nhược điểm của nó trong quá trình giảng dạy.

3.2.           Nguồn tài liệu

            Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập và tham khảo từ sách báo và các website về ngôn ngữ, tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, bản đồ tư duy, ứng dụng của bản đồ tư duy…

  1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

           Tony Buzan là một trong những tác giả nghiên cứu về trí não hàng đầu thế giới. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất thế giới và được tạp chí Người New York của Mỹ đánh giá là nhà nghiên cứu về trí nhớ lớn nhất toàn cầu. Ông đã đi khắp thế giới để giảng bài, làm tư vấn cho nhiều nhà quản lý và các học viện giáo dục hàng đầu thế giới. Sách của ông đã được dịch ra trên 30 ngôn ngữ trên thế giới, những đóng góp của ông đã giúp ích hàng triệu người trên toàn cầu thay đổi cách thức tư duy. How to mind map - bản dịch tiếng Việt là Lập bản đồ tư duyMind maps at work bản dịch tiếng Việt là Bản đồ tư duy trong công việc là hai cuốn sách nổi tiếng khác của ông.
           Ở Lập bản đồ tư duy tác giả đã đưa ra một phương pháp tư duy mới là tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não nhằm tổng hợp, hay phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu chuyện), thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp của Tony Buzan khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

           Với cuốn Bản đồ tư duy trong công việc, độc giả sẽ học được cách sử dụng những sơ đồ tư duy để quản lý khối lượng công việc, đưa ra các kế hoạch và giải quyết được những vấn đề khó khăn nhất mà mình gặp phải trong công việc như những tình huống phức tạp và áp lực từ những nghĩa vụ bắt buộc...

           Các tác phẩm khác của Tony Buzan: The Mind Map Book, How to Use Radiant Thinking to Maximize Your Brain's Untapped Potential, Speed Reading, Mind Maps And Making Notes, Super Creativity, Use Your Memory, The Photo-Reading Whole Mind System, Use Your Head là hàng loạt công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách đã hướng dẫn người đọc học tập, làm việc khoa học, sáng tạo và có hiệu quả hơn theo phương pháp bản đồ tư duy. Các thông tin và kiến thức về bản đồ tư duy được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, vậy nên tính phổ biến cũng như tính ứng dụng của nó khá cao. Dạy và học bằng bản đồ tư duy là một trong những ứng dụng hàng đầu mà Tony Buzan đề cập tới.

           Bài nghiên cứu Mind Mapping in Executive Education: Applications and Outcome của Anthony J.Mento, Patrick Martinelli, Raymond M.Jones được công bố trên Joural of Management Development (1999) đề cập đến những ứng dụng và kết quả của bản đồ tư duy trong giáo dục. Tác giả đã trình bày khái niệm bản đồ tư duy, các bước lập bản đồ tư duy, đặc điểm của bản đồ tư duy. Các tác giả cũng đưa ra vấn đề làm thế nào để người học phát triển bản đồ tư duy và từng bước đưa ra cách giải quyết vấn đề. Các bước để áp dụng bản đồ tư duy là: mô tả, bổ sung, phân tích quá trình, tóm tắt và kết luận. Công trình The Efficacy of the Mind Map Study Technique (2002) của Paul Farrand, Fearzana Hussain, Enid Hennessy. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau khi thử nghiệm cùng một bài học đối với nhóm dùng bản đồ tư duy và nhóm dùng phương pháp học tự chọn một tuần, phương pháp dùng bản đồ tư duy đã phát huy kết quả, lượng kiến thức của nhóm này đã tăng lên 10% sau một tuần đối với nhóm sử dụng bản đồ tư duy. Có thể thấy rằng bản đồ tư duy đã cung cấp một phương pháp học tập có hiệu quả thông qua những con số được đề cập đến trong bài viết.

            

 

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme