Mở đầu luận văn “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”

1. Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là ba lần sáng tạo: nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn và công chúng thưởng thức. Cả ba đều có vị trí ngang bằng như nhau. Trong đó, nhạc sỹ và nghệ sỹ biểu diễn được đào tạo có trình độ âm nhạc nhất định. Công chúng thưởng thức có trình độ dân trí về âm nhạc chưa được mong muốn.

Âm nhạc thông qua lời ca trở nên dễ hiểu và gần gũi với con người, bởi yếu tố lời ca chính là ngôn ngữ mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đối với công chúng Việt Nam, khí nhạc bị mờ nhạt, ít được thể hiện, ít được yêu thích. Hợp xướng là thể loại âm nhạc nâng cao, dẫn khí nhạc tới gần với công chúng.

Hợp xướng Việt Nam được hình thành và phát triển từ nền tân nhạc (nhạc mới), từ nửa đầu thế kỷ XX. Trải qua một thời gian dài, các nhạc sỹ Việt Nam đã dần hoàn thiện các thủ pháp sáng tác, hình thức, giai điệu, tiết tấu, hòa thanh... Hình thành nền âm nhạc hợp xướng dành riêng cho Quốc gia. Âm nhạc hợp xướng Việt Nam đã ngày càng trở nên lớn mạnh, mang đậm âm hưởng dân gian, tiếp thu phong cách phương Tây, và mang tính chất nhạc nhẹ. Để góp phần vào sự hình thành ấy, các đội hợp xướng của các trường Học viện Âm nhạc Quốc gia, ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW, Đại học Nghệ thuật Hà Nội,... cùng các đội hợp xướng của các trường nghệ thuật khác. Đã làm nên vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, nâng cao và tạo hứng thú hoạt động học tập của người học cũng như tăng thêm trình độ dân trí về âm nhạc của công chúng.

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, sinh viên bị cuốn hút bởi các thú vui không lành mạnh. Đã ảnh hưởng tới việc học tập cũng như hoạt động âm nhạc. Qua đó, tạo ra một sân chơi âm nhạc để sinh viên có thể giao lưu học hỏi cùng nhau là hết sức cần thiết. Vì vậy, giáo dục bộ môn hợp xướng ở trường Đại học vừa là bộ môn nghệ thuật, vừa là sân chơi bổ ích, có sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với sinh viên. Mặt khác, là một tổ chức hoạt động âm nhạc lành mạnh, kích thích niềm đam mê âm nhạc với mỗi sinh viên, tạo không khí hứng khởi cho các em mỗi khi tới trường.

Là người được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất xứ Thanh. Tôi luôn mong muốn đưa đề tài nghiên cứu của mình vào sự phát triển nền âm nhạc trên mảnh đất quê hương mình. Thực tế, việc giảng dạy hợp xướng cho sinh viên hệ ĐH SPAN trong những năm qua còn nhiều bất cập: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sinh viên thuộc nhiều địa phương, nhiều dân tộc khác nhau. Đời sống còn khó khăn, khả năng phát âm ngôn ngữ, màu sắc âm nhạc của các em cũng khác nhau, năng lực của các em không đồng đều. Bên cạnh đó, không ít các em gặp nhiều khó khăn trong đời sống, thiếu thốn nhiều phương tiện trực quan phục vụ học tập và một số em còn ít được tiếp cận với âm nhạc và thanh nhạc, giảng viên giảng dạy nhiệt tình mà kết quả học tập của sinh viên chưa cao. Với mong muốn tìm ra những giải pháp mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng cho sinh viên tại trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” cho luận văn chuyên ngành Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc. Với đề tài này, tôi mong muốn có những đóng góp về lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy hợp xướng cho sinh viên qua những bản hợp xướng Việt Nam. Góp phần phát triển nền âm nhạc nước nhà.

2. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về dạy học hợp xướng cho sinh viên Đại học đã có một số công trình như:

- “Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể” của Vũ Tự Lân, Lê Thế Hào, NXB Giáo dục, 1998.

- “Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng”của Nguyễn Minh Cầm, Vụ đào tạo Bộ văn hóa Thông tin, 1982.

- “Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể” của Đoàn Phi, Nxb Đại học Sư phạm, 2005.

- “Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc” của Ths. Lê Vinh Hưng, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Tw, 2009.

- “Tìm hiểu bản hợp xướng Âm vang Bình Minh của nhạc sĩ Ca Lê Thuần” của Phạm Khắc Hiền, 2007.

- “Hướng dẫn hát tập thể” của Đỗ Mạnh Thường, Nguyễn Minh Cầm, NXB Kim Đồng, 1982.

- “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn chỉ huy và dàn dựng hát tập thể cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, trường ĐH Quảng Bình” của Nguyễn Quỳnh Lê, Luận văn Thạc sỹ, 2013.

- “Tìm hiểu 6 bản hợp xướng của các nhạc sĩ Việt Nam” của Lương Diệu Ánh, Luận văn Thạc sĩ, 2011.

- “Tìm hiểu thủ pháp hợp xướng qua bản “Tiếng hát người chiến sĩ biên Thùy” của Tô Hải” của Trần Thị Mây, Luận án Tiến sĩ.

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về phương pháp chỉ huy, phương pháp dàn dựng hát tập thể và hợp xướng trong các trường Cao đẳng và Đại học trực thuộc Trung ương theo định hướng đổi mới. Riêng công trình của Lê Vinh Hưng (2009), Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ ĐH SPAN trường ĐHSP Nghệ thuật TW, đã nghiên cứu về dạy học hợp xướng cho sinh viên SPAN, tác giả có đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng cho sinh viên. Với mục đích mở rộng sự hiểu biết cho sinh viên, tích lũy thêm số lượng tác phẩm cũng như những ý tưởng, hình thức trong mỗi tác phẩm. Gần đâycó công trình của Trần Tâm Đan (2011), Phát triển hát hợp xướng ở trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tp Nam Định; Lê Quang Đôn (2006), Đổi mới phương pháp giảng dạy môn chỉ huy, dàn dựng hát tập thể cho hệ CĐSP Văn – Nhạc trường CĐSP Hà Nam; Lê Vinh Hưng (2009), Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ ĐH SPAN trường ĐHSP Nghệ thuật TW; Nguyễn Phạm Khanh (2006), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát hợp xướng cho hệ THSP Âm nhạc trường TH VHNT Phú Thọ; là bốn đề tài gần với đề tài của tôi, song bốn đề tài trên chỉ tập trung nghiên cứu về các phương pháp hát hợp xướng, dàn dựng hát tập thể chung chung. Đề tài của tôi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hợp xướng trong trường ĐH VHTTDLTH. Đặc biệt, trong quá trình dạy và học, tôi chú trọng phương pháp học hợp xướng Việt, nâng cao khả năng cảm thụ, phát huy năng lực của sinh viên... Mang tiếng hát của mình để phục vụ quê hương đất nước.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu khả năng âm nhạc của sinh viên, tìm hiểu thực trạng giáo dục âm nhạc ở trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa và một số trường Đại học khác. Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng Việt cho trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục Âm nhạc. Nghiên cứu các thủ pháp sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam, các trải nghiệm thực tế và nghệ thuật đã làm nên tác phẩm hợp xướng của họ. Từ đó, tìm ra các cách thức hiệu quả nhất để thể hiện tác phẩm.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

+ Đánh giá thực trạng giảng dạy hợp xướng cho sinh viên, tại trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.

+ Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hợp xướng cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số bản hợp xướng, trong giảng dạy hợp xướng ngành sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu tại trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa, và cho khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất.

+ Nghiên cứu mười hai tổng phổ hợp xướng Việt Nam dùng trong chương trình dạy học hợp xướng cho sinh viên.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp, mô hình hóa tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp điều tra: Điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến, nhằm thu thập ý kiến của các giảng viên về nội dung các phương pháp giảng dạy hợp xướng.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của các lớp qua một số buổi học hợp xướng nhằm đánh giá phương pháp giảng dạy trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật hợp xướng và cách xử lý ngôn ngữ thể hiện tác phẩm hợp xướng.

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với các giảng viên về phương pháp giảng dạy hợp xướng, thăm dò khả năng cảm thụ âm nhạc của sinh viên.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:Thực nghiệm nhằm chứng minh giải pháp đưa ra trong đề tài là có hiệu quả.

6. Đóng góp của luận văn

Nếu kết quả nghiên cứu được công nhận, luận văn sẽ mang lại những đóng góp có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng cho sinh viên năm nhất của trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa. Từ kết quả trên, sẽ mở rộng ra là các đội hợp xướng tại trường, không chỉ hoạt động trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức và thực hành âm nhạc ở địa phương. Xây dựng đời sống xã hội lành mạnh, nếp sống tinh thần văn minh.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm hai chương:

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chương2.MỘT SỐ GIÁI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỢP XƯỚNG CHO SINH VIÊN KHOA SPAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO - DU LỊCH THANH HÓA

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme