QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGHIÊN CỨU SINH TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                       Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2013

 

QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGHIÊN CỨU SINH

TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

 

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Học viện Hành chính, quy trình nghiên cứu khoa học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Học viện Hành chính được thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

Đào tạo trình độ tiến sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính nhằm cung cấp cho Đảng, Nhà nước và xã hội những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và có năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học quản lý công.

 

II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

 Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người đã có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng đại học là 4 năm tập trung liên tục. Trường hợp nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Giám đốc Học viện chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định, trong đó ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Học viện để thực hiện đề tài nghiên cứu.

 

III. QUY TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Bước

Nội dung

Thời gian

Bước 1

 

 

NHẬP HỌC

 

- QĐ công nhận nghiên cứu sinh: 02 tuần sau khi có Thông báo trúng tuyển.

- QĐ công nhận tên đề tài và người hướng dẫn: 02 tuần sau khi nhận được ý kiến đồng ý của người hướng dẫn dự kiến.

- QĐ phân công sinh hoạt về đơn vị chuyên môn: 02 tuần sau khi có QĐ công nhận tên đề tài và người hướng dẫn.

Bước 2

 

HOÀN THÀNH HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

- Trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh (đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ).

- Trong thời gian 24 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh (đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ).

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần phải hoàn thành chương trình chuyển đổi kiến thức trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 3

BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, BÀI TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

Trong thời gian 18 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 4

BẢO VỆ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

 

 

 

Trong thời gian 24 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 5

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CẤP CƠ SỞ

 

 

- Trong thời gian 30 tháng (đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ).

- Trong thời gian 42 tháng (đối với nghiên cứu sinh có bằng cử nhân)

Bước 6

 

 

Tối đa 3 tháng sau khi bảo vệ Luận án cấp cơ sở, nghiên cứu sinh phải nộp Luận án đã chỉnh sửa cho Khoa Sau đại học.

 

Bước 7

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CẤP HỌC VIỆN

 

 

Tối đa 03 tháng từ khi có quyết định thành lập, Hội đồng phải họp đánh giá Luận án cho nghiên cứu sinh.

 

 

Bước 8

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HỌC VỊ VÀ CẤP BẰNG TIẾN SĨ

 

 

 

Tối thiểu đủ 03 tháng kể từ ngày bảo vệ thành công Luận án cấp Học viện.

 

1. Nhập học và hoàn thành các học phần bổ sung và học phần trình độ tiến sĩ

- Tiến hành các thủ tục nhập học.

- Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu nộp về khoa SĐH trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhập học.

- Tất cả các nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ gồm 02 học phần bắt buộc (6 tín chỉ), 03 học phần tự chọn (6 tín chỉ).

- Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ phải hoàn thành các học phần của chương trình thạc sỹ Quản lý công.

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sỹ chuyên ngành gần phải hoàn thành 6 học phần với 12 tín chỉ. ‎

2. Bảo vệ đề cương chi tiết Luận án tiến sĩ và bài Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Bảo vệ đề cương chi tiết Luận án

Đề cương chi tiết gồm những nội dung cơ bản sau:

- Phần Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết cấu của Luận án.

- Phần Nội dung nghiên cứu sinh dự kiến nghiên cứu: Gồm các chương, mục và nội dung cơ bản của Luận án.

Hồ sơ xin bảo vệ Đề cương chi tiết Luận án tiến sĩ gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có ý kiến ‎đồng ý của tập thể người hướng dẫn khoa học)

- Bản thảo Đề cương chi tiết.

2.2. Bảo vệ bài Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu

Bài Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án có dung lượng từ 20 đến 30 trang. Nội dung Bài Tiểu luận tổng quan gồm:

- Trình bày vắn tắt về đề tài Luận án.

- Hệ thống hóa các công trình, bài viết đã được công bố trong nước và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án.

- Phân tích và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình nghiên cứu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án;

- Phân tích và nêu rõ những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà trong các công trình nói trên đã đề cập nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để, đang còn có những ý kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu.

- Lựa chọn và xác định những vấn đề nội dung luận án mà tác giả cần và sẽ tập trung giải quyết.

- Danh mục tài liệu tham khảo

Hồ sơ xin bảo vệ bài Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có đồng ý của người hướng dẫn khoa học)

- Bản thảo Bài Tiểu luận tổng quan.

3. Bảo vệ các chuyên đề tiến sĩ

Mỗi chuyên đề có dung lượng từ 35 đến 50 trang. Chuyên đề tiến sĩ phải liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài Luận án, gồm các nội dung chính sau:

- Phần Mở đầu: Sự cần thiết của việc nghiên cứu chuyên đề; Mục đích nghiên cứu; Ph­­ương pháp nghiên cứu; Kết cấu của chuyên đề.

- Kết quả nghiên cứu

Hồ sơ xin bảo vệ chuyên đề tiến sỹ gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có đồng ý của người hướng dẫn khoa học).

- Bản thảo các chuyên đề.

- Đề cương chi tiết (đã sửa đổi theo góp ý của Hội đồng thông qua Đề cương chi tiết).

4. Bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở

Hồ sơ xin bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở gồm:

- Đơn xin bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở (có đồng ý của tập thể người hướng dẫn khoa học)

- Nhận xét của người hướng dẫn khoa học

- Lý lịch khoa học

- Biên bản sinh hoạt khoa học về nội dung của Luận án tại Khoa chuyên môn

- Bảng điểm nghiên cứu sinh

- Công trình nghiên cứu khoa học, bài báo: Tối thiểu 02 bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí chuyên ngành, phản ảnh nội dung chính của Luận án.

-  Bản thảo Luận án và Tóm tắt Luận án.

- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 theo Khung tham khảo châu Âu, trong thời hạn 01 năm tính đến ngày trình hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở

5. Phản biện độc lập

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, NCS được phép sửa chữa luận án theo ý kiến của các thành viên trong Hội đồng trong vòng 03 tháng. Hồ sơ trình Giám đốc Học viện xin gửi Luận án đến phản biện độc lập gồm các loại giấy tờ sau:

1. Biên bản đánh giá luận án cấp cơ sở

2. Bản giải trình các điểm đã bổ sung, sửa chữa (có đầy đủ chữ ký xác nhận của tất cả các thành viên Hội đồng bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở)

3. Ba bộ sao chụp các công trình khoa học liên quan đến nội dung luận án của NCS. Bản photo bài báo gồm: Bìa tạp chí, Mục lục, bài báo. Trong đó có 02 bộ xóa tên NCS trên các công trình, bài báo đó.

4. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả bài báo, công trình nghiên cứu (nếu có)

5. Ba bản luận án đóng bìa mềm, trong đó 02 bản không có thông tin về NCS, người hướng dẫn và cơ sở đào tạo.

6. Ba bản tóm tắt luận án trong đó có 02 bản không có thông tin về NCS, người hướng dẫn và cơ sở đào tạo

          Hồ sơ sau khi có nhận xét của 02 phản biện độc lập:

1. Nếu NCS được 02 phản biện đồng ý cho phép bảo vệ cấp Học viện nhưng cần sửa chữa:

- NCS được phép sửa chữa những điểm theo yêu cầu của phản biện độc lập hoặc có thể bảo lưu ý kiến của mình và phải giải trình  lí do vì sao bảo lưu những ý kiến đó.

- Sau khi chỉnh sửa, NCS đóng 01 hoặc 02 luận án bìa mềm, 02 bản tóm tắt luận án, 03 bản giải trình những điểm chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của các phản biện độc lập (có chữ ký của người hướng dẫn khoa học).

          2. Trường hợp cả hai phản biện độc lập đánh giá luận án chưa đạt yêu cầu, Học viện sẽ mời thêm 01 phản biện khác. Trong trường hợp này, NCS phải gửi lại hồ sơ như trình tự ban đầu.

3. Nếu có thêm 01 phản biện độc lập nữa đánh giá luận án chưa đạt yêu cầu thì Học viện yêu cầu NCS sửa chữa, bổ sung luận án và đánh giá lại Luận án cấp cơ sở sớm nhất là sau 06 tháng, muộn nhất là 24 tháng kể từ ngày Luận án được trả lại.

6. Bảo vệ Luận án cấp Học viện

Sau khi đã được các phản biện độc lập đồng ý cho bảo vệ Luận án cấp Học viện, NCS nộp các tài liệu sau:

1. Hai bản luận án đóng bìa cứng: Luận án dài không quá 150 trang A4, không kể tài liệu tham khảo và phụ lục. (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 05/2012/TT-BGDĐT)

2. Hai bản tóm tắt luận án gồm cả bản tiếng Việt và tiếng Anh)

Luận án và tóm tắt luận án được trưng bày ở phòng đọc thư viện Học viện ít nhất 30 ngày trước ngày bảo vệ.

3. Trang thông tin vê những đóng góp mới về học thuật, lý luận của Luận án có chữ ký xác nhận của tập thể người hướng dẫn khoa học (Bản tiếng Việt và tiếng Anh) để đăng tải trên Website của Học viện và của Bộ Giáo dục và đào tạo (duatin@moet.edu.vn) trước ngày bảo vệ 30 ngày.

4. Đĩa CD gồm các file: Toàn văn Luận án, Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bản trích yếu Luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

7. Cấp bằng tiến sĩ

Điều kiện để lập Hồ sơ xét cấp bằng tiến sỹ:

- Đủ 3 tháng kể từ ngày bảo vệ thành công Luận án cấp Học viện;

- Đã chỉnh sửa, bổ sung những nội dung Luận án theo Nghị quyết của Hội đồng đánh giá Luận án cấp Học viện; đã được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và xác nhận;

- NCS không có tên trong danh sách thẩm định luận án theo Thông báo của Bộ Giáo dục và đào tạo;

- NCS đã nộp Thư viện quốc gia toàn văn Luận án và các tài liệu của phiên họp đánh giá luận án cấp Học viện.

Hồ sơ xin cấp bằng tiến sĩ gồm:

- Biên bản buổi bảo vệ luận án cấp Học viện;

- Nghị quyết của Hội đồng;

- Bản nhận xét tất cả các thành viên Hội đồng, các cơ quan và các nhà khoa học gửi tới Hội đồng;

- Biên bản kiểm phiếu, các phiếu đánh giá;

- Bản nhận xét, đánh giá của tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh;

- Danh sách Hội đồng có chữ ký của các thành viên tham dự buổi bảo vệ;

- Giấy biên nhận Luận án và tóm tắt luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam;

- Tờ báo đăng tin hoặc bản sao chụp tin đăng báo ngày bảo vệ.

- Bản in trang thông tin những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của Luận án trên Website của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Học viện Hành chính.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu sinh là thành viên mở rộng của Khoa chuyên môn, có trách nhiệm tham gia các sinh hoạt khoa học do Khoa tổ chức, có trách nhiệm báo cáo kế hoạch thực hiện chương trình học tập, nghiên cứu và đề cương nghiên cứu với Khoa chuyên môn.

2. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh phải thực hiện các nhiệm vụ:

a) Thực hiện đúng kế hoạch dự kiến để xin ý kiến và trao đổi chuyên môn với người hướng dẫn.

b) Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của Khoa chuyên môn, ít nhất 4 lần/năm. Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học tại Khoa chuyên môn ít nhất 2 lần/năm. Có Biên bản sinh hoạt chuyên môn, có xác nhận của Khoa chuyên môn và gửi kèm sản phẩm khoa học đến Khoa Sau đại học.

c) Kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh đến trước khi bảo vệ luận án cấp cơ sở, viết ít nhất 02 bài báo khoa học công bố nội dung của Luận án (không kể những bài báo khoa học đã được đăng trước thời điểm xét tuyển nghiên cứu sinh) đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện độc lập, theo danh mục tạp chí do Học viện quy định;

d) Viết báo cáo khoa học và tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài Học viện.

đ) Định kỳ báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu của mình với người hướng dẫn, với Khoa chuyên môn và Khoa Sau đại học theo kế hoạch 06 tháng 1 lần bằng văn bản kèm theo sản phẩm khoa học. 

3. Trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia vào các hoạt động chuyên môn, trợ giảng, nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực tập hoặc nghiên cứu khoa học tại Học viện theo sự phân công của Khoa chuyên môn.

4. Vào tháng 11 hàng năm, nghiên cứu sinh phải có báo cáo về kết quả học tập và tiến độ nghiên cứu của mình bao gồm: những học phần, số tín chỉ đã hoàn thành; kết quả nghiên cứu, tình hình công bố kết quả nghiên cứu; kế hoạch học tập, nghiên cứu trong năm học mới nộp cho Khoa chuyên môn và Khoa Sau đại học để xem xét đánh giá.

5. Nghiên cứu sinh không được tìm hiểu hoặc tiếp xúc với phản biện độc lập, không được liên hệ hoặc gặp gỡ với các thành viên Hội đồng cấp Học viện trước khi bảo vệ luận án; không được tham gia vào các quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận án như đưa hồ sơ luận án đến các thành viên Hội đồng; không được tiếp xúc để lấy các bản nhận xét luận án của các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học.

6. Nghiên cứu sinh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn theo quy định của Học viện Hành chính.

7. Nếu nghiên cứu sinh không trao đổi học thuật với người hướng dẫn khoa học, không có sản phẩm nghiên cứu khoa học, không thực hiện quy định sinh hoạt khoa học ở Khoa chuyên môn hoặc không đóng học phí trong vòng 12 tháng, Khoa Sau đại học sẽ trình Giám đốc Học viện quyết định việc có cho phép nghiên cứu sinh tiếp tục học tập hay không.

 

 

GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

GS.TS. Nguyễn Đăng Thành

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

 

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

 

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme