Người tố cáo nói gì về các kết luận “đạo văn” của Bộ GD&ĐT?

Ngay sau khi Báo Lao Động & Đời sống đăng tải bài viết: “Vì sao Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội bị tố “đạo văn” phải kiểm điểm?” trên số 8/2015 ra ngày 5-11.3, tòa soạn đã nhận được đ

Khẳng định Bộ “bao che”!

TS Nguyễn Ngọc Thành - giảng viên ĐH Bách khoa HN, người đã tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp “đạo văn” - cho biết: “Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Kết luận số 99/KL-BGDĐT ngày 2.3.2015 do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký thay Bộ trưởng, kết luận nội dung tố cáo đối với ông Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 3.3 tôi đã có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thanh tra Bộ, Vụ Giáo dục đại học; Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước… khẳng định, không đồng tình với hàng loạt vấn đề trong Kết luận 99 đã dẫn ra và kiên quyết bảo lưu toàn bộ nội dung tố cáo của tôi là chính xác và đúng. Kết luận 99 của Bộ GD&ĐT có đủ dấu hiệu chứng cứ cố tình bao che”.

Dẫn chứng về việc Kết luận 99 bao che hành vi “đạo văn” của PGS.TS Trần Văn Tớp, TS Thành cho biết: “Đơn tố cáo ngày 15.9.2014 của tôi khẳng định rất rõ về việc ông Trần Văn Tớp đã chép gần như 100% của gần hết các nội dung giáo trình “Một số vấn đề kỹ thuận điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp”, Hà Nội - 1993 của GS.TS Võ Viết Đạn. Cuốn giáo trình của thầy Võ Viết Đạn có 7 chương thì tôi phát hiện ra ông Tớp đã chép gần hết cả 7 chương này chứ không phải như Kết luận 99 kết luận là “đã sao chép nhiều nội dung tài liệu”… Ngoài ra, trong Kết luận 99 còn đưa vào nhiều tài liệu chuyên môn khác mà tôi không tố cáo ông Tớp có chép hay không. Vậy Bộ GD&ĐT đưa các tài liệu này vào Kết luận 99 để làm gì? Việc làm này chỉ có tác dụng làm dư luận rối lên và phân tâm không biết ông Tớp có đi chép sách thực sự hay không?”.

Trước đó, TS Thành đã tố PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - có dấu hiệu “đạo văn” và không trung thực khi sao chép gần như 100% nội dung luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải (xem bài “Đại học Bách khoa Hà Nội: Thêm một tiến sĩ “thiếu hiểu biết”!” Báo Lao Động số 133 ra ngày 11.6.2014).

Ngày 8.4.2014, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã ký thay Bộ trưởng “Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Cảnh Lương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội” - (số 222/KL-BGDĐT) chỉ thừa nhận tố cáo của TS Thành là: “Đúng một phần”.

Thế nhưng, Kết luận 222 của Bộ GD&ĐT cũng đã xác định: “Hành vi của ông Nguyễn Cảnh Lương vi phạm quy định về trích dẫn tài liệu tại Khoản 2 Điều 23 Quyết định số 647/GD và ĐT ngày 12.2.1996 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học…” (trang 6 Kết luận 222). Tuy nhiên, trước đó, ở trang 4 của Kết luận 222, người soạn thảo văn bản đã khéo léo gài vào một nội dung: “Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 647/GD và ĐT ngày 12.2.1996 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 14.2.1996 không quy định cụ thể về kỹ thuật trích dẫn trong luận án cũng như quy định về xử lý vi phạm như các quy chế sau này”.

Khi Kết luận 222 được ban hành, nội dung trên đã khiến nhiều cán bộ giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội bất bình, cho rằng việc làm này đã bao che người vi phạm. Tìm hiểu của PV cho thấy, khoản 2 Điều 23 Chương IV “Tổ chức đào tạo tiến sĩ” của “Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học” ban hành kèm theo Quyết định số 647/GD và ĐT ngày 12.2.1996 ghi rõ: “Nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu hoặc kết quả của người khác được sử dụng trong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt cho bảo vệ”.

Như vậy, khi Bộ GD&ĐT đã xác định, luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Cảnh Lương vi phạm “Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học” ban hành kèm theo Quyết định số 647/GD và ĐT ngày 12.2.1996 thì luận án tiến sĩ này phải được thu hồi theo quy định.

GS.VS.TSKH Trần Đình Long: “Tôi thấy Kết luận của Bộ GD&ĐT mang tính chung chung, chưa cụ thể".

Giáo sư thẩm định sách “đạo văn” nói gì?

Quay trở lại với vụ “đạo văn” của PGS.TS Trần Văn Tớp. Năm 2007, khi cuốn sách được NXB Khoa học và Kỹ thuật ấn hành, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thẩm định cuốn sách này. Tại “Biên bản thẩm định sách/giáo trình” ngày 5.9.2007 cuốn “Kỹ thuật điện cao áp quá áp và bảo vệ chống quá áp” của tác giả Trần Văn Tớp, cuốn sách được đánh giá: “Sách có thể được sử dụng làm giáo trình cho sinh viên đại học và tham khảo cho sinh viên cao học ngành hệ thống điện”.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên lạc và có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học (GS.VS.TSKH) Trần Đình Long - từng là Chủ nhiệm bộ môn hệ thống điện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một trong những thành viên của nhóm thẩm định cuốn sách của tác giả Trần Văn Tớp.

GS.VS.TSKH Trần Đình Long cho biết: “Liên quan đến việc thẩm định cuốn sách thì tôi khẳng định, nội dung thẩm định chỉ căn cứ vào nội dung cuốn sách. Chúng tôi thấy nội dung cuốn sách tương thích với chương trình đào tạo của của ngành hệ thống điện. Chứ nguồn gốc tài liệu rồi các vấn đề khác không phải là nhiệm vụ của hội đồng thẩm định. Cho nên phải nói rõ, chuyện sao chép là thuộc về trách nhiệm của tác giả. Chúng tôi không có trách nhiệm truy cứu xem nguồn gốc những tài liệu này tác giả lấy ở đâu ra”.

Khi PV hỏi ý kiến của GS.VS.TSKH Trần Đình Long về giải trình của PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng: “Một số nội dung trong tài liệu 1993 của GS.TS Võ Viết Đạn là kiến thức lý thuyết chung đã có trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành hệ thống điện…, không cần phải viết lại”, GS.VS.TSKH Trần Đình Long khẳng định: “Kiến thức, công thức viết giống nhau thì đương nhiên rồi. Đấy không ai có thể viết khác được, tuy nhiên lời lẽ, cách diễn đạt, cách trình bày thì theo tôi mỗi người có cách trình bày, cách diễn đạt khác nhau”.

Nguồn: sưu tầm



Tin Tức Liên Quan

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme