PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Hỗ trợ luận văn xin giới thiệu đề cương đề tài PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

 

1.1.

Khái quát về điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.1.1.

Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.1.2.

Đặc điểm của điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.1.3.

Vai trò của điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nền kinh tế

 

1.2.

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.2.1.

Khái niệm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.2.2.

Nội dung cơ bản của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

 

1.2.3.

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới

 

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

 

    2.1.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

 

2.2.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh

 

2.3.

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh cần sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ở Việt Nam

 

2.3.1.

Quy định về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

2.3.2.

Quy định về chứng chỉ hành nghề và chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp

 

2.3.3.

Quy định về văn bản xác nhận

 

2.4.

Các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không cần sự xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản

 

2.5.

Một số nhận xét thực trạng pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh Việt Nam.

 

2.5.1.

Những kết quả đạt được

 

2.5.2.

Những hạn chế, nguyên nhân

 

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

 

3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

 

3.2.

Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

 

3.2.1.

Rà soát tổng thể, toàn diện về điều kiện đầu tư kinh doanh

 

3.2.2.

Cắt giảm bớt các ngành nghề đầu tư kinh doanh cần điều kiện được quy định trong phụ lục của Luật Đầu tư

 

3.2.3.

Giảm bớt thủ tục bắt buộc phải cấp phép, chấp thuận của cơ quan nhà nước, chuyển sang điều kiện đầu tư kinh doanh không cần sự chấp thuận

 

3.2.4.

Xây dựng hệ thống giám sát thông tin để kiểm soát việc thực thi pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh.

 

 

KẾT LUẬN

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã tưng bước được củng cố và tang cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện được coi là những lĩnh vực khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật.

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có sự phát triển nhất định trong việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Thực tế, hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất ở hai văn bản quan trọng là Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 và hàng loạt chính sách “cởi trói” cho doanh nghiệp đã được ban hành, các giấy phép con bị bãi bỏ, thủ tục gia nhập thị trường đơn giản, thuận tiện hơn, các thủ tục hành chính dần được tinh giản và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp …

Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích tực; Nhà nước và các cơ quan chuyên môn đã cắt giảm nhiều thủ tục rườm rà thì trong hệthống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều này đã đem đến nhiều hậu quả tiêu cực, làm mất đi vai trò vốn có của điều kiện đầu tư kinh doanh.

Từ những khó khăn, vướng mắc về triển khai hệ thống đầu tư kinh doanh ở Việt Nam được thuận lợi và thông thoán em chọn đề tài: “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng”làm đề tài.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ các phương diện lý luận, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, đề tài xây dựng giải pháp để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh và áp dụng thực tiễn vào Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nêu và phân tích các cơ sở lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh. Làm rõ các phương diện lý luận của pháp luật về điều kiện kinh doanh các khái niệm, đặc điểm của điều kiện kinh doanh, phân loại điều kiện kinh doanh và vai trò của điều kiện kinh doanh trong quản lý kinh tế.

- Đánh giá thực trạng tình hình áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam; Phân tích những hạn chế, bất cập trong thực tế áp dụng pháp luật. Làm rõ khái niệm pháp luật điều kiện kinh doanh, sự phát triển của pháp luật điều kiện kinh doanh, mối quan hệ giữa pháp luật điều kiện kinh doanh với quyền tự do kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành để thấy rõ các ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp luật điều kiện kinh doanh. Việc đánh giá này được thực hiện theo cấu trúc phân loại điều kiện kinh doanh ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp năm 2014.

- Xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh đưa ra các định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh. Trong đó đối tượng là nghiên cứu các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng cho các chủ thể có đăng kí kinh doanh và thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm: hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện kinh doanh.

Trong phạm vi của khóa luận, người viết chủ yếu tập trung phân tích các điều kiện kinh doanh áp dụng đối với Doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư 2014 và các văn bản chuyên ngành có liên quan đang có hiệu lực trên thực tế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, nghiên cứu đối với các quy định của pháp luật, đề tài nghiên cứu hệ thống pháp luật bao gồm các quy định của nhà nước ở Trung ương và các cơ quan ở địa phương ban hành.

Về thời gian đề tài nghiên cứu giai đoạn từ 2014 đến 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở phương áp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp phân tích được áp dụng trong việc xây dựng các luận điểm trong từng nội dung của đề tài. Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã được đưa ra.

- Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình phân tích thực trạng thực thi quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh. Bằng việc sử dụng các số liệu thực tế thông qua phương pháp thống kê sẽ chứng minh cho các nhận định được đưa ra.

- Phương pháp so sánh luật học được áp dụng tương đối phổ biến trong quá trình phân tích các luận điểm. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và so sánh giữa quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các quy định trong giai đoạn trước đây.

Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển của hệ thống pháp luật điều kiện kinh doanh gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ở Việt Nam, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh đã được xây dựng và hoàn thiện dần theo thời gian, tác động trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công dân và quyền quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với các chủ thể kinh doanh khác nói chung. Điều kiện đầu tư kinh doanh là công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế, là thước đo kiểm tra sự chuẩn bị của chủ thể kinh doanh trước và sau khi ra nhập thị trường, là biện pháp bảo vệ gián tiếp các quan hệ xã hội và lợi ích của các chủ thể khác trước tác động từ hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Hệ thống quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì trong hệthống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nói trên. Điều này đã đem đến nhiều hậu quả tiêu cực, làm mất đi vai trò vốn có của điều kiện đầu tư kinh doanh.

Do đó, việc tìm hiểu thực trạng để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh nói chung, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết. Vì vậy em lựa chọn đề tài: “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng”làm đề tài khóa luận tốt nghiêp.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát chung về điều kiện đầu tư kinh doanh và pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về điều kiện đầu tư kinh doanh

Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

 

Chúng tôi – Nhóm HỖ TRỢ LUẬN VĂN – rất muốn chia sẻ, miễn phí với các bạn những khó khăn trong công việc viết luận văn tốt nghiệp, đồ án hay viết các bài tiểu luận ở rất nhiều bậc học khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học với chất lượng cao nhất.      

Mọi thông tin về đề tài các bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ nhóm HỖ TRỢ VIẾT LUẬN VĂN

Hotline : 094.203.1664

Email   : hotroluanvan2013@gmail.com (khuyến khích liên hệ qua email)

Website : http://vietluanvanonline.com

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme