Xây dựng ngoại hình và nội tâm nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục- điểm mới của văn học đương đại

Tình dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, vì thế mà, tình dục cũng không thể thiếu được trên các trang viết.

  1. Mở đầu

Văn xuôi Việt Nam đương đại cởi mở hơn trong khai thác các yếu tố tình dục. Yếu tố này đã góp phần thành công trong việc xây dựng nhân vật. Dù đây là một phương pháp mới, một địa hạt nhạy cảm trong xây dựng nhân vật nhưng nó đã được bạn đọc đón nhận và phản hồi tích cực. Tại sao lại vậy? Có lẽ bởi trong mỗi con người ai trong có tính dục. Nhân vật đời nhất là nhân vật không chỉ đơn thuần gắn với những lo toan cơm áo mà được xây dựng trên khía cạnh tinh thần vốn tế nhị, nhạy cảm. Hơn nữa, yếu tố tình dục không chỉ mang tính bản năng mà còn chi phối các giá trị chuẩn mực xã hội. Việc đưa nó vào xây dựng nhân vật đơn thuần như một cách để làm rõ đời sống tinh thần của nhân vật và xã hội. Đây là hướng khám phá hữu hiệu cuộc sống con người hiện đại của đội ngũ sáng tác đương đại. Có những tác phẩm yếu tố nhục cảm xuất hiện tuy là thoáng qua, mờ nhạt nhưng cũng đủ làm nên cái mới mẻ rất “người” của nhân vật. Có thể lấy ví dụ như tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Biển và chim bói ca (Bùi Ngọc Tấn),....Bên cạnh đó, có những tác phẩm yếu tố tình dục được nhắc tới với tần số cao, với những chi tiết táo bạo; như Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Bóng đè của cây bút nữ Đỗ Hoàng Diệu, Nháp của Nguyễn Đình Tú,….Các cây bút đương đại đã dùng các yếu tố này để xây dựng nhân vật với nhiều mặt phong phú. Trong bài viết này, tác giả đi vào tìm hiểu hai mặt: ngoại hình và nội tâm nhân vật.

  1. Nội dung chính
  2. Xây dựng ngoại hình nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục

Trước văn học hay miêu tả ngoại hình nhân vật như là một cách “tố giác” về vị trí xã hội, tính cách nhân vật. Nhưng trong cái nhìn tính dục, ngoại hình con người được nhìn với nét “người” nhất, với những đặc trưng của giới tính rõ rệt. Để qua đó, ta thấy trân trọng vẻ đẹp trời ban cho con người.

Trong tác phẩm Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng thoáng nhẹ những yếu tố tính dục chỉ để miêu tả ngoại hình của những chàng trai, cô gái biển. Hình ảnh chị Ngát – vợ anh Bôn được miêu tả đầy chất phồn thực: “chị Ngát vợ anh lại cúi cúi tìm tìm một cái gì đó, lượt vải sa tanh bong bẩy mềm mại chia cặp mông tròn của chị ra làm đôi khiến cổ anh nghẹn lại”, “cặp eo thắt lại, cặp mông tẽ ra dưới lượt vải sa tanh của vợ lại hiện lên” [3,tr107]. Hay hình ảnh Hòa một cô gái mới lớn lên được miêu tả chỉ qua cái liếc nhìn của Chơn “dù là một cái liếc rất nhanh thôi, anh cũng đã thấy một thân thể trắng ngần thon nhỏ nõn nà và hẳn là rất thơm tho vừa là đứa trẻ vừa là người lớn đang khom người lấy tay che chỗ kín, hai bên ngực phồng lên hai cái bánh dày nằng nặng hơi trĩu xuống. Chỉ thoáng thôi anh cũng thấy mỗi tế bào trong người cô đang bừng nở để trở thành thiếu nữ” [3,tr17]. Rồi Huyền một cô gái mà Chơn đã yêu nhưng duyên không thành bây giờ đã có chồng con được miêu tả trong cái nhìn của anh với sự căng tròn viên mãn của một người phụ nữ trưởng thành “mịn màng căng mọng, cũng lớp lông dày đen mịn sóng như ép vào da thịt như phân thành ba nhánh, một nhánh thẳng lên bụng, và hai nhánh xòe ra hai bên làm thành một hình chữ thập” [3,tr19].

Trong Mẫu thượng ngàn, khi xây dựng những nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh đã thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thân thể để làm toát lên vẻ đẹp của họ, đặc biệt ông chú ý tới hình ảnh đôi vú. Đôi vú là hình ảnh để biểu thị tính nữ quyền mà tác giả muốn truyền tải qua tác phẩm này. Cô Mùi được nhà văn miêu tả với đôi vú nở nang. Đôi vú của cô “to ăm ắp khi giao hoan với người chồng đầu tiên. Đến người chồng thứ ba, ham muốn đã trở thành khát khao của sự giao hoan, lúc ấy như tột đỉnh của hòa hợp. Đôi vú của Nhụ cũng có sức mạnh, cô “muốn dùng cả đôi vú xinh ấm áp của cô, thứ báu vật mà anh rất thích, để giữ lại mạng sống cho Điều. Khi bàn tay anh chạm vào đôi vú căng mẩy ấm áp đó, thì Nhụ thấy đôi mắt anh như sáng rực lên”. Hai cái vú bánh dày xinh đẹp, đồng trinh của Nhụ đã khiến Julien thèm khát và nổi cơn thú tính. Hay cô Ngơ với “đôi vú quá cỡ làm chiếc yếm luôn hếch ra, làm đôi vú thường nửa kín, nửa hở” [2,tr159-160], “cái vú vừa to, vừa dài, giống quả mít không có gai. Quả mít trắng núng nính” [2,tr161].

  1. Xây dựng nội tâm nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình bằng sử dụng yếu tố tình dục, các nhà văn đi vào thể hiện những mảng nội tâm với đầy khát vọng, trăn trở, thậm chí nổi loạn của nhân vật. Trước văn học né tránh điều này, bởi nghĩ về tình dục có lẽ là cái gì xấu xa lắm. Nhưng ai không có suy nghĩ, khát khao tình dục. Văn học đương đại đã sẵn sàng chạm tới mảng cấm kị này để tái hiện nội tâm con người đầy đủ, chân thực hơn. Những điều con người không dám nói, văn học đã nói hộ. Tình dục cũng là một cách thể hiện nội tâm con người. Cách nhân vật làm tình là cách họ thể hiện mối quan hệ xã hội, văn hóa, tính cách được ẩn giấu trong họ. Các nhà văn đương đại mạnh dạn tái hiện quan hệ giữa các nhân vật bằng những cảnh ái ân, những hành vi tình dục để ta hiểu rõ hơn về nhân vật.

Có những hành vi tình dục thể hiện hạnh phúc trong tình yêu đương chân thành của con người. Lúc đó tình dục thăng hoa, gắn kết hai con người với nhau. Ví dụ: trong Biển và chim bói cá, tác giả miêu tả cảnh yêu đương của Chơn và Hòa để tái hiện hạnh phúc của hai nhân vật đã từng không có sự may mắn trong hôn nhân: “Hai người lại ép vào nhau. Bỗng anh thấy ươn ướt nơi ngực áo sơ mi, sữa từ ngực Hòa chảy thấm qua áo Hòa sang áo anh. Anh chậm rãi cởi khuy áo Hòa rồi chậm rãi cúi xuống, ngậm lấy bầu vú nóng hổi căng mọng vì ứa sữa. Như một đứa trẻ tham lam, anh vục đầu sang bầu vú bên kia” [3,tr287]. Tình yêu giữa Hòa và Chơn không phải mối tình đầu song nó vẫn đầy mê say.

Có tác phẩm thể hiện khao khát tình dục chính đáng mà bị kìm nén, ví dụ tác phẩm Biển và chim bói cá củaBùi Ngọc Tấn. Nhân vật Bôn – một người đi biển hàng ngày lênh đênh trên biển, sống xa người vợ thân yêu. Anh luôn khát khao được gần vợ: “Bôn đã nghỉ tới giây phút đầu tiên bước vào nhà. Anh nghĩ tới những lần hai vợ chồng ân ái, nghĩ tới tấm thân mát rượi mà bốc lửa của chị”. [3,tr83]. Đó là khát khao chính đáng của một người chồng yêu vợ, tôn trọng vợ. Mỗi khi nhớ về vợ, anh lại thèm khát da thịt của vợ, muốn được ôm ấp vợ, nghe tiếng chị thở hổn hển, dồn dập bên tai. Nhưng điều đó không thực hiện được bởi những chuyến đi dài. Rõ ràng, khát khao đầy chất nhân văn này đã đồng điệu với tiếng nói đòi hạnh phúc từ rất lâu trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn hay Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khát khao chính đáng ấy cho thấy con người luôn cần hạnh phúc, tình yêu thương bên người yêu, người bạn đời của mình.

Có tác phẩm lại dùng tình dục để thể hiện những bất hạnh thể xác, những chấn thương tinh thần, những ám ảnh vô thức hay những nỗi đau thân phận…

Trong truyện ngắn “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu đã xây dựng nhân vật một cô dâu mỗi khi về thăm nhà chồng lại phải chịu sự cưỡng hiếp từ một bóng ma hàng đêm, ngay trên tấm phản trước bàn thờ của ông bố chồng. Cô không làm cách nào để tránh, chỉ câm lặng chịu đựng, có lúc còn lấy đó làm điều đương nhiên. Cả câu truyện là lời độc thoại nội tâm của cô xoay quanh việc bị cưỡng hiếp. Những bức bối, trăn trở thực ra chính là bức bối của những người phụ nữ đang phải gánh trên mình quá nhiều nghĩa vụ với gia đình chồng, lại thêm những định kiến từ xã hội. Bị đối xử tàn tệ vậy nhưng họ vẫn câm nín bởi xã hội đâu cho họ lên tiếng.

Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc tư cũng đặt nhân vật vào tình dục để thể hiện nỗi hận bị phản bội. Nhân vật người chồng trong truyện chịu nỗi hận vợ bỏ theo trai nên đã trả thù vợ trên thân thân xác những người đàn bà khác. Ông hận thù đến mức mù quáng; trở nên tàn nhẫn, đốn mạt. Việc miêu tả ông làm tình chỉ làm rõ thêm nội tâm đầy hận thù không nguôi được của ông mà thôi.

Có những hành vi tính dục nổi loạn nhưng thể hiện sự che đậy một tâm hồn cô đơn. Nhân vật Thạch và Quỳnh trong tác phẩm Nháp của Nguyễn Đình Tú đều rơi vào nỗi bế tắc, cô đơn. Họ dùng tình dục đồng giới để nổi loạn, để cố tự mình giải thoát, để khỏa lấp, để được sống. Các nhân vật của mình chìm vào trong dục vọng. Dục vọng cuốn hút lấy họ như một thứ ma túy khó lòng dứt ra được. Nhưng càng đi họ càng bế tắc. Cuối cùng là cái chết trong tâm hồn: “Khỉ chết trong những hoan lạc rồ dại (…) Chết trong một nỗi chết ngổn ngang sự sống” [4, 433]. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, tình dục là cái cớ, để tác giả bộc lộ những băn khoăn nhức nhối của giới trẻ về cô đơn, "tìm không được cái mình cần tìm".

  1. Kết luận

Tình dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, vì thế mà, tình dục cũng không thể thiếu được trên các trang viết. Nhờ tình dục, các nhân vật văn học từ nơi xa xôi đã được kéo gần lại với bạn đọc. Yếu tố tính dục giúp các nhà văn có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thế giới nội tâm qua việc khám phá mạch ngầm vô thức, bản năng. Độc giả thấy mình ở trong nhân vật, thấy cái nhìn, khát khao, niềm vui và nỗi đau từ chính nhân vật đó. Đồng thời qua hành vi tình dục của các nhân vật ta còn thấy cái nhìn về cả cộng đồng, xã hội, quan hệ người với người. Khai thác mảng nội dung này trong văn học đương đại nói chung và trong xây dựng nhân vật nói riêng chắc chắn sẽ còn nhiều điều hấp dẫn cần các nhà văn khám phá.

      Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

  • Hotline: 094.203.1664
  • Email: hotroluanvan2013@gmail.com
  • (khuyến khích liên hệ qua email)
  • Website: http://vietluanvanonline.com

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme