Số phận người lao động thời quan liêu bao cấp qua kí ức các nhà văn (p2) (Hỗ trợ luận văn)

Một trong những vấn đề đưa ra là phải đổi mới cơ chế quản lí và đổi mới sự suy nghĩ của con người để thích ứng với đòi hỏi của sản xuất.

Mỗi nhân vật là một góc nhìn toàn diện về số phận người công nhân trong xã hội đương thời. Nhà văn đã khắc họa thực tế đời sống thực thể và tinh thần đầy éo le, sóng gió, trôi dạt của anh em thủy thủ, công nhân viên tại một cơ sở đánh cá quốc doanh, Bùi Ngọc Tấn muốn đào xới đến kiệt cùng hiện thực nhọc nhằn của sinh tồn, bao gồm cả sinh kế và nhân sinh. Mỗi hành động sống đều bị đấy đến ranh giới của một tồn tại khác, thứ tồn tại buộc người ta phải tự vấn đến cùng để soi lại vị trí của bản thân trong những thang bậc của tính người, của tư cách con người.

Tinh thần đau đớn, không gì diễn tả được của thuyền trưởng Chơn. Bởi phần lớn thời gian anh dành cho biến nên sự quan tâm dành cho gia đình cha mẹ, vợ con của Chon không được nhiều. Đen nỗi, người vợ anh nhất mực yêu thương ở nhà đã không giữ trọn được đạo làm vợ, đã có mang với một anh giáo viên trường cap II về sau làm xã đội. Điều đau đớn hơn cả, kẻ đã phá đi tổ ấm của anh lại là người bạn học cùng: "Đó là một người chẳng xa lạ gì. Một thằng bạn học cùng lóp trường làng, cho đến cấp hai, và khi anh học lên cấp ba thì hắn thi vào Mười cộng ba. Tao không ngờ lại là mày Tính ạ!" [38, tr. 10].

Chưa hết, Chơn còn luôn bị dằn vặt bởi đạo làm con anh chưa tròn trách nhiệm. Ngày bố mất, Chơn không có mặt ở nhà, không được nhìn bố lần cuối, không lo được vải đỏ để liệm cho bố. Lúc đó anh còn đang lênh đênh trên biển. Vì cuộc sống, vì sự tồn tại, Chon đã phải nếm những cay đắng như vậy của cuộc đời.

Hay như Nhược, một thợ lạnh thuộc khối trên bờ, Nhược bỗng dưng trở thành "người nổi tiếng" trong xí nghiệp vì đã kéo thêm một người bạn nữa ăn vụng hết cả mâm cơm tiếp khách của giám đốc mà anh có nhiệm vụ phải bưng về. Miếng ăn trong thời buổi khó khăn đã lấy hết lòng tự trọng của con người. Điểm nhấn của nhà văn ghi lại trong tác phẩm là ở chỗ đó.

Xa hơn nữa, Bùi Ngọc Tấn còn tế nhị, phát hiện đến tận chỗ thầm kín nhất trong đời sống của thủy thủ. Cái khó khăn hàng ngày trong cuộc sống đã khiến những người công nhân quên mất đi mình là Người. Quên mất một phần tất yếu trong cuộc sống vợ chồng là yêu nhau như những gì rất tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Vợ chồng bác sĩ Bá mòn mỏi trong cảnh thiếu thốn giật gấu vá vai, bỗng dưng Mhồi xuân", yêu đương nồng thắm, cuộc đời mở ra đầy hy vọng, sinh khí và tư cách, kể từ khi Bá được nhận lệnh chuyển sang làm việc trên tàu viễn dương.

Cuộc sống với muôn vàn khó khăn đã khiến những con người trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá phải băng mình để kiếm ăn. Đằng sau mỗi người công nhân là một gánh nặng gia đình. Họ luôn canh cánh trong mình một nỗi khát khao có được cuộc sống đủ đầy. Một khát khao chính đáng. Khi chưa đạt được điều đó, nhu cầu cần phải sinh tồn đã khiến họ phần nào mất đi lòng tự trọng của mình. Tàu về cả người trên bờ lẫn thủy thủ trực tiếp đi biển đều tìm mọi cách có được chút gì đấy, xin được chút gì đấy. Họ là những kẻ đáng thương. Cuộc sống quá thiếu thốn. Họ cần phải cất giấu thật kỹ lòng tự trọng, sự sĩ diện để tồn tại đã.

Bùi Ngọc Tấn đã lần lượt đưa vào tiểu thuyết những góc khuất của đời sống con người. Mỗi một thủy thủ là một câu chuyện, một số phận. Nhà văn đã rất ti mỉ quan sát để vẽ lên bức tranh sinh động về thân phận người công nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định của nước ta, khi nền kinh tế đang phát triển và không tránh khỏi những bất cập.

1.2.2.3.  Nguyên nhân nỗi khổ và nhu cầu tất yếu đổi mới trong cơ chế quản lí

Liên hiệp đánh cá Biển Đông lừng lẫy thành tích nhưng cũng chất đầy những ngang trái, những bất công. Tất cả, từ khối dưới nước lẫn khối trên bờ chỉ ngóng trông, vin chặt vào thành tích. Cho dù đó là thành tích ảo.

Biến và chim bói cá ra đời trong khoảng thời gian cuối thời bao cấp và chớm vào thời kỳ đối mới. Có nhiều vấn đề đặt ra cho việc đổi mới nền kinh tế nước nhà. Ở một góc nào đó, xã hội Việt Nam đương thời đã được nhà văn thu nhở trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá.

Mặc dù đang hiện hữu trong không khí khẩn trương xây dựng nền kinh tế sau chiến tranh; mặc dù đời sống hàng ngày của mỗi người dân còn muôn vàn những khó khăn, nhưng những thủy thủ trong tiểu thuyết ở một góc nào đó vẫn rất lạc quan và hăng say lao động. Họ hăng say ra ngư trường vì cuộc sống của gia đình họ và rộng lớn hơn là vì sự giàu có của đất nước. Bên cạnh những lí do rất đời thường đó, thực tế đó, họ còn có một tình yêu biển nồng nàn. Biến trong con mắt của những thủy thủ như: Chơn, Bôn, Lê Mây,

Cương... là niềm tự hào, là tình yêu của họ dành cho thiên nhiên. Và có lẽ, trong đời những thủy thủ này, cho dù có những lúc họ có mâu thuẫn về sự lựa chọn nghề nghiệp nhưng rồi cuối cùng họ vẫn chọn biến và nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình cho lí tưởng đã chọn.

Những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn đã va phải sóng lớn, thậm chí họ đã đụng phải sóng trước khi ra khơi. Những thủy thủ có tâm huyết, hiểu biết và yêu nghề như Cương thì phải xuống tàu dự bị, đơn giản vì anh không biết cách thức và hướng đường đi đến cửa sau nhà cấp trên. Lê Mây, một thuyền trưởng có trình độ, kinh nghiệm khi ra ngư trường nhưng tàu của anh cứ phải cập bến dài, chờ sửa chữa. Lí do cũng đơn giản, Lê Mây đã không biết thủ trưởng của mình cần gì? Và điều tệ hại hơn nữa, nguyên nhân chính để Mây cùng thủy thủ trên tàu VT250 không thể ra khơi vì chính anh đã vô tình biết được mối quan hệ của Giám đốc Hoàng Quốc Thắng với vợ của một thủy thủ trong xí nghiệp. Sự tư thù cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc sản lượng cá của xí nghiệp tăng hay giảm. Còn nhiều những số phận chim bói cá như: Lê Mây, Thuyền, Cương,... tất cả họ, đều tâm huyết với nghề, đều có chung khát vọng cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nhưng chưa tìm được lối đi.

Cơ chế đã thắt chặt những chuyến biển về sản lượng cá nhung lại mở ra những tiêu cực rất lớn. Trên giấy tờ, xí nghiệp đánh cá Biển Đông đang rất phát triển, nhưng thực ra là số ảo. Cá chưa về đến bờ đã bị thất thoát ngay giữa biển. Người ta dùng đá ướp cá, dùng dầu của thuyền đánh bắt cá đổi những thứ khác như một lẽ tự nhiên. Chỉ cần mang số cá về theo đúng chỉ tiêu, còn lại, mỗi một thủy thủ sẽ có trách nhiệm biến số tấn cá ngoài định mức thành những sản phẩm khác. Mặc dù vậy, đời sống của mỗi gia đình thủy thủ vẫn không thoát khỏi cảnh túng đói. Đế một con tàu chuẩn bị ra khơi, mỗi thuyền viên đều phải chờ đợi, chờ bảo dưỡng tàu, chờ đá ướp cá, chờ các thủ tục giấy tờ, chờ lệnh của xếp. Chỉ ngần ấy thôi đã đủ để năng xuất lao động bị tiêu hao rất nhiều. Nhiệt huyết của những người thủy thủ có, thậm chí vì chờ đợi quá lâu họ đã tự quyết bỏ những đồng tiền trong túi của mình để đóng góp, sửa chữa, đế có kinh phí xin xếp được ra khơi sản xuất. Nhà văn đã chỉ rõ một cơ chế quản lí máy móc, quan liêu, không hiệu quả. số tàu đủ, số thủy thủ cũng đủ nhưng chỉ có sản lượng cá là không đáp ứng với nhu cầu sử dụng của xí nghiệp và người dân.

Những người lao động gián tiếp trên bờ trong xí nghiệp, đầy đủ các ban bệ, nhưng công việc của họ hàng ngày khi đến cơ quan, họ sử dụng 8 tiếng vàng ngọc vào những việc không hề liên quan đến sản lượng, chất lượng sản xuất. Họ tìm cách lấy cá của xí nghiệp mang về. Họ thành lập các nhóm, hội "xin đểu" để rồi biến cơ quan, đơn vị thành những cái bếp để ăn uống, bàn tán, bình phấm. Hết 8 giờ làm việc, ai nấy về nhà mà không biết ngày hôm nay, mình đã làm được gì, góp được gì cho sự nghiệp chung trong sản xuất, trong lao động. Sự trì trệ trong sản xuất trở nên là lẽ thường khi những người trong cuộc không tỏ ra lo lắng và sốt sắng trước sự đứng im đó.

Nhà văn đã đưa ra một thực tế không chỉ riêng ở xí nghiệp đánh cá Biển Đông mà đó còn là tình trạng chung của tất cả các ngành nghề trong một giai đoạn lịch sử xã hội đương thời. Bởi vậy, một trong những vấn đề tiếu thuyết Biển và chim bói cá đưa ra là phải đổi mới cơ chế quản lí sản xuất, trong sản xuất và đổi mới sự suy nghĩ của con người để thích ứng với đòi hỏi của sản xuất là một điều tất yếu. Có như vậy, con đường sản xuất kinh tế nói chung và khai thác biển nói riêng mới đạt hiệu quả.

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm: http://vietluanvanonline.com/luan-van/141-so-phan-nguoi-lao-dong-thoi-quan-lieu-bao-cap-qua-ki-uc-nha-van-bui-ngoc-tan--p1-

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme