Tính cách đặc trưng của nhân vật văn học Việt Nam là gì? (Hỗ trợ luận văn)

Tính cách đặc trưng của dân tộc sẽ tạo nên tính cách đặc trưng cho nhân vật trong các tác phẩm văn học. Vậy tính cách đặc trưng của nhân vật Việt Nam là gì?

Tính cách đặc trưng của dân tộc sẽ tạo nên tính cách đặc trưng cho nhân vật trong các tác phẩm văn học. Vậy tính cách đặc trưng của nhân vật Việt Nam là gì? Nhân xem kết của bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” (phát sóng trên kênh VTV1), tôi nghĩ tới các tác phẩm văn học và rút ra: tính cách đặc trưng đó là sự bao dung. Khác với lòng hận thù dai dẳng của người Trung Quốc, người Việt đề cao lối sống nhân ái, bao dung. Dù trước có hận thù tới đâu thì người Việt vẫn mong muốn một ngày hận thù sẽ tan biến. Bản thân mỗi cá nhân cũng luôn được kêu gọi quên lãng đi hận thù, “một sự nhịn, chín sự lành”để sống bình yên hơn. Ngay cả những hành động có lỗi lầm cũng thường được nhìn bằng cái nhìn thấu hiểu, tha thứ. Những người bao dung luôn có cách ứng xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn đối với người khác, không tàn sát lẫn nhau và mục đích cuối cùng là chung sống hòa bình và phát triển bền vững trong ngôi nhà chung của thế giới. Sự bao dung của con người đem lại thật nhiều “trái ngọt” cho cả người cho và người nhận. Người cho thấy tâm hồn thêm thanh thản. Người nhận sự bao dung dù ngay trong những hoàn cảnh bi thảm nhấtvẫn tha thiết được sống trên cõi thế này vì họ tin trên cõi đời cô đơn này vẫn có người yêu thương họ. Lòng bao dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình.

Tính bao dung là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Ngay từ xưa, các tác phẩm văn học đều đề cao đức tính này. Nó là tư tưởng được biểu hiện xuyên suốt trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Khi giặc Minh kéo tới nước ta, chúng gây ra biết bao tội ác. Tội ác của giặc đến "trời đất cũng không thể dung tha". Tội ác ấy "Trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội / Nước Đông Hải chẳng rửa sạch mùi"[4;tr17]. Thế nhưng, con người Việt Nam với truyền thống bao dung, đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế. Bắt được quân thù, ta không những không giết, mà còn cấp quân lương, thuyền bè đầy đủ, giúp họ trở về đất mẹ một cách an toàn. Nguyễn Trãi viết: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo"[4;tr17]. Đó là một tư tưởng kết tinh được cả truyền thống nhân ái của dân tộc ta và cả lối sống nhân văn tiến bộ của nhân loại.

          Tính bao dung này được thể hiện gần như hầu hết trong tính cách các nhân vật văn học Việt Nam hiện đại. Ví dụ truyện ngắn “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao. Với quan điểm: “tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm văn học làm cho con người “gần người hơn” [3;tr89], Nam Cao đã xây dựng hệ thống các nhân vật đầy lòng bao dung. Nhà văn Hộ đã bao dung, che chở cho mẹ con Từ trong lúc Từ đau khổ nhất. Hộ đã xoa dịu nỗi đau bị người yêu phản bội của Từ, không những vậy còn cưới Từ, nhận nuôi cả đứa con của Từ với tình nhân. Còn cách ứng xử nào cao thượng hơn thế! Còn Từ, bằng lòng biết ơn sâu thẳm, cô thấu hiểu cho nỗi đau cơm áo gạo tiền của Hộ. Hộ vì phải lo cho gia đình nên không viết được tác phẩm ước mơ. Anh đâm ra rượu chè, chán nản, mắng chửi cả vợ. Nhưng Từ chỉ nín lặng. Cuối truyện, hai nhân vật òa khóc trong nỗi thương thân, thương bạn đời. Những giọt nước mắt vỡ òa của hai tâm hồn bao dung.

        Trong “Tấm ván phóng dao” của nhà văn Mạc Can, sự bao dung ấy thể hiện rõ trong nhân vật Phương và anh Ba. Cả hai nhân vật đều không thích màn phóng daocủa anh Hai. Với họ, đó là việc làm bạo lực, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng cô út đứng trước tấm ván bất kì lúc nào. Và ngay cả anh Hai, chàng trai tài tử ấy cũng mất đi vẻ đẹp hiền lành khi cầm con đao. Tuy vậy, họ vẫn thông cảm cho anh Hai. Họ biết vì miếng cơm manh áo, thậm chí anh bỏ cả ước mơ của mình để làm công việc ấy: “Lần đầu tiên tôi biết thương anh, gần gũi với anh. Tôi khám phá anh dễ thương hơn là tôi tưởng, tuy nhiên, bỗng tôi thấy mình có lỗi với anh” [2;tr80]. Phương thương xót vẻ hốc hác tội nghiệp của anh Hai, sự sỡ hãi tới quẫn trí của cô út. Khi anh Hai phóng đao đâm trúng cô út, Phương càng thấy thương thêm những con người bất hạnh trong gánh xiếc đó. Hành động gây tai nạn của anh Hai gây tai nạn cho cô em gái cũng được anh Ba và mọi người nhìn nhận lại với cái nhìn bao dung, tha thứ chứ không hề trách móc, căm hờn.

             Từ đó, ta càng khẳng định chắc chắn hơn câu trả lời cho câu hỏi: Tính cách đặc trưng của nhân vật văn học Việt Nam là gì? Đó là lòng bao dung, lòng thương người, tha thứ trước những sai lầm của con người. Đây mới là tính cách đẹp nhất, đặc trưng nhất của con người Việt Nam mà các tác giả văn học muốn tái hiện lại với cái nhìn tự hào. Mỗi con người phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng bao dung rộng lớn. Đó là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất.

            Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Xây dựng ngoại hình và nội tâm nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục- điểm mới của văn học đương đại

http://vietluanvanonline.com/luan-van/144-xay-dung-ngoai-hinh-va-noi-tam-nhan-vat-bang-su-dung-yeu-to-tinh-duc--diem-moi-cua-van-hoc-duong-dai

 

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme