Số phận người lao động thời quan liêu bao cấp qua kí ức nhà văn Bùi Ngọc Tấn (p1) (Hỗ trợ luận văn)

Số phận người lao động thời quan liêu bao cấp qua kí ức nhà văn được miêu tả ra sao?

Trong Biến và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn chọn biển và những người công nhân trực tiếp lao động với biển là đề tài sáng tác. Tuy nhiên, thường trong mỗi tác phẩm văn học không phải chỉ có một đề tài mà có rất nhiều đề tài liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau để tạo thành một hệ thống đề tài. Pospelôp cho rằng: "Hệ đề tài là toàn bộ đề tài của tác phẩm hoặc sáng tác". Biến và chim bói cá không chỉ là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp trên biển mà còn là thái độ phê phán của tác giả về mặt trái trong quản lí của những cán bộ quan liêu, thoái hóa về phẩm chất, đạo đức. Họ là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong lao động, sản xuất.

  1. Muôn nỗi khổ của người lao động trong xã hội quan liêu bao cấp

Dễ nhận thấy chủ đề trong Biến và chim bói cá là thân phận những người thủy thủ - họ có những người thuộc biên chế trên biển nhưng vì lí do cơ chế nên phải nằm bờ, chờ việc và ăn lương thất nghiệp. Phần lớn những thủy thủ có mặt trong phần một của tiểu thuyết được ra khỏi. Tuy nhiên cuộc sống của họ vô cùng bấp bênh, chìm nổi như những đợt sóng trên biển cả.

Bên cạnh những người lao động thuộc khối dưới nước là những người làm việc ở khối trên bờ. Cuộc sống, cuộc đối thoại của họ trong công việc đã

chứng tỏ sự suy sụp của một cơ chế quan liêu bao cấp và những con người sống trong cơ chế đó đang muốn vùng vẫy để thoát ra. Họ muốn có điều gì đó sẽ thay đổi về cuộc sống trong tương lai.

Chủ đề và đề tài thường có sự gắn bó với nhau nhưng nhiều khi chủ đề vượt qua giới hạn của đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát hơn.

Từ sự đánh giá về đề tài và chủ đề như trên, có thể thấy rõ đề tài và chủ đề trong Biến và chìm bói cá tập trung ở một số phương diện sau:

Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn cần mẫn, chăm chỉ. Đọc truyện nào, sáng tác nào cũng thấy đầy ắp vốn sống, ngồn ngộn chi tiết và lấp lánh nét tài hoa, gợi mở.

Trong Biển và chim bói cá, nhà văn đề cập đến số phận của những người lao động mà chỗ họ cần dựa lấy đế mưu sinh chính là đại dương bao la.

Xuyên suốt tác phẩm là một sự phong phú về chi tiết, đầy ắp chất liệu sống và đặc sệt phong cách Bùi Ngọc Tấn. Với kinh nghiệm hơn hai mươi năm là thành viên của xí nghiệp đánh cá Hạ Long, Bùi Ngọc Tấn đã chứng kiến đủ những chìm nối, ngang trái của cuộc sống và con người trong một bầu không khí cũ.

Ở tiểu thuyết này, quan hệ của những người công nhân trong quốc danh đánh cá Biển Đông rất bình đẳng, rõ ràng, cảm thông và chia sẻ. Tất nhiên, quan hệ này chỉ có được ở những thủy thủ trực tiếp xuống tàu như Trần Bôn, Chơn, Lê Mây, Thuyền... vì họ đơn thuần chỉ là những thủy thủ bên cạnh tâm huyết làm giàu cho Tổ quốc, họ còn có cả một gánh nặng gia đình trên đôi vai.

Đọc Biển và chim bói cá, người đọc sẽ nhận thấy tiểu thuyết này lạ ở chỗ không có đầu, không có đuôi, không có cốt truyện. Cả tác phẩm là sự tiếp nối liên tục các chi tiết, sự kiện, những câu nói, những nhân vật. Có thế nói vô vàn các chi tiết kết nối nhau chạy dọc theo chiều dài của tiểu thuyết. Hàng

trăm, hàng nghìn chi tiết lớn nhỏ. Nhưng ấn chứa trong từng chi tiết nhỏ ấy là các mối quan hệ đan xen của những nhân vật ở cả hai chiều tích cực và ngược lại.

Trung tâm trong Biên và chim bói cá là hình ảnh của một xí nghiệp đánh cá Biến Đông. Tuy nhiên mối quan hệ không chỉ dừng lại ở đó. Trong câu chuyện nhà văn đưa ra là một móc xích mà mỗi nhân vật là một mắt xích gắn kết chặt chẽ với nhau. Có quan hệ giữa các thủy thủ trên tàu; quan hệ của các thủy thủ với những bộ phận trên bờ; thậm chí các thủy thủ ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp, họ còn có mối quan hệ với gia đình bố mẹ, vợ con, làng quê. Xa hơn nữa, khi tàu đi đến Lạch Trường miền Trung, tới Cà Mau miền Nam, rồi đặc biệt khi bước vào thời kỳ đổi mới, họ còn có quan hệ giao thương với các nước ngoài Singapore, Nhật Bản... Cho nên, xuất hiện trong tiểu thuyết, các thủy thủ được giới thiệu rất phong phú từ nguồn gốc, quê quán, nơi ở, hoàn cảnh rất khác nhau, tất cả những chi tiết đó đã tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

Tiếu thuyết Biến và chim bói cá có rất nhiều nhân vật, ngồn ngộn hàng mấy chục nhân vật trong Quốc doanh đánh cá của một thành phố biển ở nước ta. Nhân vật gồm cả những người "trực tiếp sản xuất" trên biến và những người "ăn theo” trên bờ.

Mối quan hệ của họ có sự gắn bó song hành với công việc trong sản xuất, có niềm vui, nỗi buồn. Người ta hài lòng, tự hào về những thủ thủy có tay nghề vững chắc như Lê Mây, Trần Bôn, những thủy thủ có tâm huyết như Cương... Mặc dù số phận của họ khi ra khơi không được may mắn như nhau nhưng ở những thủy thủ này vẫn toát lên một vẻ đẹp cao thượng của những người lao động. Họ có sự chia sẻ, thấu hiểu.

Thủy thủ Chơn, một con người tâm huyết với nghề biến. Những tháng ngày đằng đẵng lênh đênh trên biển đã khiến cho Chơn không có thời gian nhiều dành cho gia đình. Nỗi đau quá lớn khi Chơn hay tin ở nhà vợ đã có

mang với một người đàn ông khác. Giận vợ. Thương vợ. Chơn tự trách mình, tự thấy một phần nguyên nhân dẫn đến nỗi đau mất mát này là bởi anh đã dành phần lớn quỹ thời gian cho biển. Nỗi đau dần nguôi ngoai vì trên tàu, đồng nghiệp, bạn bè đã khỏa lấp dần nỗi buồn trong anh. Sự thông cảm, yêu mến, chia sẻ của họ đã giúp Chơn tự tin vào hạnh phúc sẽ đến với mình trong tương lai. Cuộc sống với miếng cơm manh áo hàng ngày đã khiến những thủy thủ như Chơn phải lặn lội, bươn chải và như thế đồng nghĩa với việc vô tình họ đã đánh mất đi phần nào hạnh phúc của mình.

Cương lại khác. Con chìm bói cánày được nhà văn xây dựng là một trong những thủy thủ rất say nghề. Tâm huyết với nghề. Có kinh nghiệm đi biển nhờ vào những năm tháng học tập trong nhà trường. Nhưng khi vào nghề, Cương chưa một lần được làm thủy thủ chính thức trên bất cứ một con tàu nào. Anh chỉ là người thế chân. Tuy vậy, Cương không thấy bi quan, bất mãn, chán nghề. Biển vẫn có ma lực hút anh. Những thuyền trưởng trên các tàu, những thủy thủ vẫn thường xuyên ra khơi rất thấu hiểu và thông cảm với cảnh ngộ của những người như Cương. Họ chia sẻ. Không khinh bạc. Không coi thường. Ngược lại, thông cảm và thấu hiểu, mặc dù có lúc trong họ có những chuyện ngủng ngoẳng, mất đoàn kết với nhau.

Hay như: Lê Mây, Quân, Mai, Giáp... những thủy thủ này chính là hiện thân của những con chim đi săn trên biến. Mỗi người một số phận, một cảnh ngộ nhưng ở họ vẫn toát lên một niềm yêu đời, lạc quan cho dù hiện thực xã hội họ đang sống, đang lao động còn muôn vàn những bất cập.

Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, ngoài sự gắn bó của các thủy thủ trên tàu có sự thấu hiểu, chia sẻ và cùng chung một khát vọng, hoài bão lớn đó là: một cuộc sống no ấm, hạnh phúc thì sợi dây vô hình liên kết họ sau mỗi chuyến biển chính là gia đình vợ con.

Bùi Ngọc Tấn đã tạc lên những nhân vật rất đời thường. Ông đã đi sâu, rất sâu vào trong từng nghĩ suy, ước muốn của họ. Những thủy thủ ngày đêm

lênh đênh trên biển, làm bạn với sóng nước mênh mông đã ấp ủ trong mình những hạnh phúc rất giản dị.

Trần Bôn, thuyền trưởng tàu Hạ Long HI4. Một thuyền trưởng giỏi, có kinh nghiệm trong mỗi chuyến ra ngư trường. Vậy mà, ngay khi anh quyết định cất mẻ lưới cuối cùng để làm tổng vệ sinh, Trần Bôn đã nghĩ ngay đến người vợ ở nhà. Niềm hạnh phúc này ở Trần Bôn quá ư giản dị. Tàu cập bến, anh nhảy vội lên bờ, không mang theo gì cả. Trần Bôn quang lại tất cả, không một con cá đem về cho vợ con, nhay ngay lên xe, chỉ kịp ngoái lại dặn "Các ông ấy có hỏi thì bảo mình lên trạm xá một chút rồi về ngay. Đấy. Bây giờ lại đau. Có lẽ dạ dày dở chứng thật rồi" [38, tr.25]. Cương, thuyền phó dự bị rất tâm lí. Rất hiểu, Cương đã đứng ra bảo đảm cho sự vắng mặt của thuyền trưởng trên tàu mình trong một "cuộc họp quan trọng” như là có lí do rất tự nhiên, rất chính đáng: "Báo cáo, thuyền trưởng cầm y bạ đi khám bệnh rồi ạ" [38, tr.70].

Trần Bôn, cũng giống như nhiều thủy thủ khác, lênh đênh trên biển dài ngày, về thăm vợ. Trần Bôn đi rất nhanh vì nhó' vợ. Anh thèm được nhìn thấy gương mặt người phụ nữ của anh. Thèm được cảm nhận không khí của một gia đình.

Hoặc như cuộc sống với bộn bề khó khăn không làm cho những thủy thủ có cái nhìn vào cuộc sống tăm tối. Cái tài của Bùi Ngọc Tấn là ở chỗ đó.

Câu chuyện của bác cấp dưỡng già dưới tàu có tên là Tích đã chứng minh cho người đọc thấy được vẻ lạc quan đó: "...Chúng mày biết gái Thủy Nguyên đập lúa rồi chứ gì. Khăn mỏ quạ bịt kín mặt chỉ để hở hai con mắt, chẳng biết già trẻ xấu tốt ra sao. Đập xong, tất cả ra về, chỉ còn tao và một cô ở lại quét dọn, về sau. Đen khi ra cầu ao, cô ấy cởi khăn ra giũ. ôi trời! Đẹp quá. Má hồng rực, tóc mai dính bết, mắt bồ câu long lanh. Hai đứa xắn quần lội

           Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm: 

Số phận người lao động thời quan liêu bao cấp qua kí ức các nhà văn (p2)

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme