Cuộc sống ở biển qua trang viết của các nhà văn trẻ (phần 2) (Hỗ trợ luận văn)

Cuộc sống ở biển qua trang viết của các nhà văn trẻ được thể hiện ra sao?

Nội dung cốt lõi của Đứng trước biển là sự đề cập thẳng của nhà văn vào nhiều vấn đề xã hội phức tạp được thu nhỏ lại trong một xí nghiệp đánh cá đang trên con đường phát triển. Sự trì trệ và đi xuống của xí nghiệp đánh cá Sao Mai do lối làm ăn quan liêu, bao cấp, bảo thủ, giáo điều và thiếu tinh thần trách nhiệm của những cán bộ lãnh đạo đã được phản ánh khá chi tiết. Nhà văn không né tránh hiện thực. Sự đi xuống của nền kinh tế không phát triến trong xã hội đương thời là do nếp quản lĩ lạc hậu và trình độ thấp kém. Đồng thời, nguyên nhân còn là sự thiếu năng động, chây lười của một bộ phận công nhân, thủy thủ.

Có thể nói, cùng chung đề tài viết về biển, trong Đứng trước biển, cái nhìn của Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám thắng thắn nhìn thắng vào hiện thực.Tác giả đã nhìn thẳng vào những vấn đề còn bất cập trong xã hội để từ đó đưa ra mục tiêu cần có một con đường mới phù hợp để đưa nền kinh tế nước nhà phát triển.

Vì là người con của Hải Phòng, lại có thời gian khá dài Bùi Ngọc Tấn là nhân viên Quốc doanh đánh cá Hạ Long (1975-1995) nên biển chính là một trong những nguồn cảm hứng lớn để nhà văn gửi gắm nỗi niềm thông qua những trang viết.

Trong một bài Bùi Ngọc Tấn trả lời phỏng vấn của phóng viên Phong Hằng, nhà văn đã bộc bạch duyên nợ của ông đối với biển. Bùi Ngọc Tấn cho rằng ông có một món nợ rất lớn đối với biến. Những sáng tác về biển của nhà văn thấm đẫm hương vị biển với nhiều sự cảm nhận khác nhau. Ông đã thồ lộ với phóng viên Phong Hằng như sau: "Tôi đã làm nhân viên ở một xí nghiệp đánh cá quốc doanh 20 năm. Là một thành viên, một tế bào của cái cơ thể phập phồng hơi thở có một đối tượng lao động là biến cả này, tôi vui niềm vui của những ngày biến lặng gió êm, những chuyến biến tàu về đầy ắp cá, tôi lo lắng cho những người bạn của tôi đang chịu gió mùa, tránh bão; tôi chia sẻ nỗi buôn với những thủy thủ khi những chuyên biên bị gãy..." [Tuôỉ trẻ thứ Sáu, 20-4-2012].

Tuy nhiên, những sáng tác về biển của nhà văn trước khi Biến và chim bói cá ra đời lại mang một gam màu rất khác.

Ớ Người gác đèn biến (Truyện ký - 1962) và Người gác đèn cửa Nam Triệu, Bùi Ngọc Tấn phác họa chân dung của những người gắn bó với biển nhưng ở một dòng khác. Họ không phải là những thủy thủ trực tiếp với những mẻ lưới nặng, vơi, với mùi tanh nồng của tôm cá. Họ là những người định hướng, là ngọn đèn soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho những con tàu ra khơi. Người làm nhiệm vụ gác đèn biến như những chú chim Hải âu, đơn độc giữa biển khơi, sóng nước. Bạn với họ chỉ là nỗi cô đơn và tiếng sóng biển. Nhưng,

trong tâm hồn họ, những người gác đèn biển, chưa bao giờ họ thấy mình lẻ loi. Bùi Ngọc Tấn đã phác họa họ như những tượng đồng, đối mặt với phong ba, với gió biển, với nỗi cô đơn và nếp sống sinh hoạt đời thường. Họ vẫn vững vàng, kiên định, vững chắc.

Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn rất khéo trong việc đặt tên cho tác phẩm của mình. Mỗi một nhan đề tác phẩm đã phần nào chứa đựng đầy đủ nội dung. Tác phấm Người gác đèn cửa Nam Triệu là một trong những đứa con tinh thần của nhà văn khi chào đời, cái tên đã hàm chứa đầy đủ những điều tác giả muốn nói. Đây là một tác phẩm đầy chất vui sống. Đọc câu chuyện này, người đọc sẽ không nhận thấy sự lẻ loi của những người ngày ngày phải đối mặt với đầu sóng ngọn gió. Họ rất lạc quan. Xuyên suốt Người gác đèn cửa Nam Triệu, nhà văn tập trung khắc họa chân dung người anh hùng Phùng Văn Bằng, một con người gắn bó trọn đời với tháp đèn, với những hiếm nguy nơi cửa biển bao la. Tác phẩm đã được giải thưởng của Bộ Văn hóa.

Để khẳng định tình yêu của mình dành cho biển, Bùi Ngọc Tấn đã có rất nhiều cách tiếp cận biển. Thậm chí, nhà văn không ngần ngại khi nhìn biển ở những nét tính cách đôi lập nhau. Ngoài Ngườỉ gác đèn biên, Người gác đèn cửa Nam Triệu, Ngày và đềm trên vịnh Bái Tử Long, thì tác phấm có thế được xem là thành công nhất, thể hiện rõ nhất tình yêu của ông với biến, sự hiếu biết về biển và về người lao động trên biển phải kể đến tiểu thuyết Biển và chim bói cá (2008). Cuốn tiểu thuyết này ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời viết của Bùi Ngọc Tấn. Tác phẩm không chỉ khẳng định tình yêu của ông dành cho biển, cho con người, không hề vơi cạn, phôi pha, xao lãng mà còn là nỗi niềm suy tư, trăn trở về số phận của mỗi người công nhân khi gắn với biến.

Trong Biến và chim bói cá, nhà văn thu vào tầm mắt của mình cả hai mảng sáng và tối. Ông viết về những con người lao động trên biển với một sự

trân trọng, thương xót. Dù nhà văn có phê phán nhưng cũng là sự phê phán bao dung, rộng rãi của một con người luôn có lòng vị tha trung thực. Cho nên, đầy ắp trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá là tiếng cười.

Mặc dù trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá không có nhân vật chính, chỉ có loại nhân vật trực tiếp lao động hoặc gián tiếp lao động trên các phòng ban của xí nghiệp; chỉ có những nhân vật quản lí những con chim bói cá khi họ ra khơi và điều hành trực tiếp khi họ về bờ. Không có nhân vật trung tâm. Nhưng, có thể thấy, Bùi Ngọc Tấn đã rất ưu ái, sự ưu ái kín đáo trong mỗi trang văn của mình khi đế các thuyền trưởng, thuyền viên xuất hiện. Nhà văn nói nhiều về họ. Có vẻ như tác giả đã quá hiểu họ, cho nên sự hiện diện của

họ trong tiểu thuyết là từ đầu cho đến hết tác phẩm, họ luôn có mặt để gián tiếp nói hộ cảm xúc, suy nghĩ về thời cuộc của nhà văn.

Thứ nhất, là hình ảnh của những thuyền trưởng, thuyền viên, họ đi vào trang viết của Bùi Ngọc Tấn rất tự nhiên, từ tính cách đến tác phong trong công việc khoẻ khoắn, ồn ào, thẳng thắn. Tính cách của nhũng người lao động trên biển cả. Cách cập cầu của thuyền trưởng Chơn được khắc hoạ, miêu tả khá chi tiết, nhà văn như đứng bên ngoài để quan sát, ngắm và thuật lại một cách hóm hỉnh cho độc giả thấy được một trong những việc không thế thiếu của mỗi chuyến biển là cách cập bến. Cách đưa tàu trở về của Chơn rất ồn ào, náo     nhiệt, nó như một cơn gió lớn thổi vào bờ, xua đi            sự        lặng lẽ,          u                                                                                  tịch của

khối  cơ quan trong xí nghiệp:“... Bao giờ Chơn cũng vang     nhữngmệnhlệnh

cập cầu qua micơrô, náo động cầu cảng, náo động cả một khúc sông và những xí nghiệp bạn liền bên:

-  Lên nữa! Lên nữa!

-  Quay lái ra để tàu lai kèm đổi mạn!

-  Quăng dây! Quăng dây!

-  Tàu lai! Tàu lai! Đe nghị tàu lai áp mạn! Đe nghị tàu lai áp mạn!

... Những mệnh lệnh mỗi lúc một gắt gỏng, cau có:

-  Vứt dây!

-  Buộc lên bích trên! Buộc lên bích trên!

-  Đứng ra! Gãy chân bây giò’!...” [38, tr.7].

Người đọc không thấy sự mệt mỏi của cả con tàu sau một thời gian dài lênh đênh trên biển lớn bởi cách cập cầu của Chon đã xoá đi tất cả. Sự ồn ào đó phần nào đã chứng minh rằng những thuyền viên khi đối mặt với công việc, cho dù có khó khăn, thiếu thốn mọi bề, thậm chí là cả hiếm nguy nhưng họ vẫn luôn lạc quan. Đằng sau những mệnh lệnh, những gắt gỏng càu nhàu khi cặp bến của thuyền trưởng Chon sẽ là “một giọng đơn ca nữ trong trẻo vút

cao trên nền đệm của dàn nhạc dây: Đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh. Nhở núi Hồng Lịnh, nhớ dòng sông La nhớ bien rộng quê ta ớ ơ...” [38, tr.7]. Giọng hát trong trẻo đó đã làm biến mất mọi nhọc nhằn.

Bùi Ngọc Tấn, sau một thời gian dài ông tạm thời dừng bút viết bởi những lí do không may mắn đã từng là nhân viên của một Quốc doanh đánh cá Hạ Long. Cho nên, thực tế những năm tháng làm việc ở nơi đây đã cho ông thấy rất rõ quá trình lao động sản xuất của một bộ phận công nhân thuộc lĩnh vực khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Nhìn chung phương tiện, công cụ sản xuất của họ còn thô sơ, mới bắt đầu có dấu hiệu của quy trình đánh bắt mang tính hiện đại.

Những người lao động trên biến có mặt trong tiểu thuyết khá dày và được nhà văn miêu tả rất chi tiết, từ tính tình đến nếp sinh hoạt và quá trình lao động của họ khi ra khơi. Thời gian của mỗi chuyến biển là rất dài, họ phải khai thác cá tôm xa bờ, ra đến tận Vịnh Bắc Bộ, thậm chí những lúc thời tiết không thuận, họ phải tránh bão sang tận vùng biển của nước bạn như: Sinhgapo, Thái Lan... Mỗi chuyến biến, những thuyền viên phải xa gia đình, người thân, xa âm thanh của cuộc sống ồn ào, náo nhiệt trên đất liền từ hai mươi ngày đến một tháng, có những lúc phải lâu hơn. Họ phải chuấn bị cho mình tâm lí, chuấn bị cho những ham muốn rất đời thường tạm thời dằn lòng mình lại, tất cả dành cho sản xuất.

Thuyền trưởng Đáng, quê ở Bắc Giang, mỗi lần ra khơi, từ biệt gia đình, Đáng phải đi bộ ra ga, rồi lên tàu, rồi đi xích lô mới đến được xí nghiệp để rồi xuống con tàu thân quen để ra khơi. Hành trình đi biển của những thuỷ thủ đã vất vả ngay khi họ còn đang ở trên bờ.

Vì đánh bắt xa bờ, nên họ phải chuẩn bị rất cẩn thận, chu đáo, chi tiết cho mỗi chuyến biển. Bùi Ngọc Tấn đã có lúc cũng đi biển, nên nhà văn đã miêu tả sinh động như trình chiếu một bộ phim ngắn ngồn ngộn chi tiết về nghề đi biển và công việc của những người đi biển là như thế nào.

Nep sinh hoạt hàng ngày của họ khi ra đại dương bao la cũng là một sự thiệt thòi lớn rồi “phòng ăn cũng là bếp. Chật chội, trần thấp” [38, tr.21]. “phòng thuyền trưởng rộng nhất, tuy vậy cũng vẫn là rất hẹp. Một chiếc giường ghép vào vách ca bin, cao lưng lửng, thành giường nhô cao để khi ngủ, khi nằm, sóng xô có bị lăn cũng không rơi xuống sàn” [38, tr.21 ]. Đế lo cho bữa ăn của mỗi thuyền viên trong những chuyến đi biển dài ngày, người cấp dưỡng trên tàu phải là chỗ dựa vững chãi, đảm bảo sức khoẻ tốt cho cả tàu. “Xe xích lô chở rau tới. Rau được đưa xuống hầm đá. Thịt cũng được đưa xuống đó... Hầm sâu và rộng... Bác Nhớn cấp dưỡng khệ nệ xách xuống tàu một can chiu tương, một bọc chanh ớt, tỏi to đùng...” [38, tr.37].

Đấy, lương thực, thực phẩm của những “con chim bói cá” khi ra ngư trường là vậy, tất cả sẽ không còn tươi, còn nguyên chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những chuyến biến, cả tàu phải lâm vào tình cảnh dở khóc, dở cười vì thực phẩm mang theo, bác cấp dưỡng đã tính toán chi li, chính xác ngày giờ tàu ra khơi và ngày giờ tàu cập cảng đế chuấn bị chu đáo, đầy đủ lượng lương thực mang theo. Nhung vì rất nhiều lí do: “Ke hoạch chỉ chuyển tải một chuyến, nghĩa là hai tháng, mà ba tháng cũng chưa được về. Còn phải ở lại ngư trường, còn phải bám biển đế góp phần hoàn thành kế hoạch năm. về là mất hơn trăm tấn cá ngay. Dù máy có chạy quá thời hạn cả trăm giờ. Dù rau tươi hết từ đời nảo đời nào. Dù có người lở loét hết cả hàm ếch...” [38, tr.85].

Những người trực tiếp ra khơi, trực tiếp sản xuất trên biển đã được Bùi Ngọc Tấn vẽ lại cho độc giả rất chi tiết cận cảnh như những trang tiểu thuyết đậm chất phóng sự. Tất cả rất thật, vì chính nhà văn cũng có lúc được cùng các anh em thuyền viên ra khơi, cho nên ông rất hiểu họ. Ngoài sinh hoạt thiếu thốn, vất vả, chật hẹp vì nắng, gió, bão, nhà văn còn cho ta thấy được ngày ấy - những năm đầu của đổi mới - những người lao động trên biển đã làm việc với những phương tiện sản xuất như thế nào.

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Cuộc sống ở biển qua trang viết của các nhà văn trẻ (phần 1)

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme