Cái nhìn hài hước về con người trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Hỗ trợ luận văn)

Bài viết đưa ra nhận định về con người tỏng văn học VN đương đại với cái nhìn hài hước

Sau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

Biển và chim bói cá có lối ứng dụng cái hài đặc biệt. Cả một tiểu thuyết dày 500 trang không có một nhân vật nào làm trung tâm, điều đó nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả. Điều đó có tác dụng nới lỏng khả năng tự do của ngòi bút, tạo cho nhà văn đi sâu phản ánh những vấn đề thuộc về con người.

Trong rừng rừng chi tiết nhấp nhô những nhân vật nhóm tỏ, nhóm mờ cái hài hước giúp Bùi Ngọc Tấn giúp xác định nhân vật mang tính chất phê phán đến đâu, cái hài trở thành phương tiện để khắc họa cái bi.

Cảm quan hài hước của Bùi Ngọc Tấn bao trùm toàn bộ tác phẩm. Nó không phải là phương tiện giảm nhẹ không khí đau thương, cái hài ở đây đã sánh ngang cùng cái bi. Tiếng cười và giọt nước mắt của Bùi Ngọc Tấn đã lặn sâu vào đời sống, vào cái đang diễn ra. Bùi Ngọc Tấn đã vận dụng cái hài hước chủ yếu như một cảm quan ngầm và ẩn kín.

Bùi Ngọc Tấn đã dùng cái nghịch lý, bất ngờ để tạo nên tính hài hước.

Cô Huyền, cô Mơ, những ý trung nhân trong mộng của các chàng thủy thủ tàu cá Chơn, Cương bỗng chốc làm cho các vị hôn phu tương lai bẽ bang, rời rã cả thân xác lẫn tâm hồn vì những hành động, lời nói khác thường gây sốc, máy móc đến tức cười. Các cô vừa là kẻ tội đồ vừa là nạn nhân, không đáng bị châm biếm nặng nề, nhưng cũng đáng được thương xót. Một cô Huyền thể hiện cá tính qua chi tiết thật bi hài. Một cá tính mạnh mẽ, có thể nói là vượt qua “tầm nữ tính” khiến cho Chơn ngạc nhiên với một Huyền khác, một Huyền dữ dằn, quyết đoán. Còn Mơ là một con người vì công việc, thậm chí cô đưa cả công việc vào chuyện yêu đương. Cương là người Mơ yêu nhưng khi hai người gần gũi nhau Mơ toàn nói về chuyện công việc. Câu nói nổi tiếng của Mơ: “Nào! ta sinh hoạt nào anh”, “Tự ái không sinh hoạt à?”. Và khi đã mặc quần áo bước ra cửa còn ném lại một câu như một lời nguyền rủa “Anh có lấy vợ cũng không có con được đâu” [trang 59].

Nhân vật của Bùi Ngọc Tấn là những thân phận “con sâu cái kiến”. Họ là anh Nhược thợ lạnh, Phạm Cương thuyền trưởng tàu bẹp 307, con sói biển Lê Mây, thuyền trưởng tàu cá VT 250, thuyền trưởng Trần Bôn tàu cá 414, Lập, kỹ sư ngư cụ, Điều- kỹ sư thủy sản sau làm chánh văn phòng Liên hợp, Toàn - anh theo dõi thi đua con nhà Nho học từng lăn lộn bên ngành thương mại, thuỷ thủ Thuyền bị ngồi tù “3 gậy” vì buôn lậu 4kg đá lửa, bác sĩ Bá trưởng phòng y tế sau lên tàu viễn dương phục vụ bưng bê quét dọn, anh nuôi Tích, thủy thủ Nhâm, báo vụ viên Quân “rỗ”… hầu hết tuyến nhân vật “bất cập thời” của Bùi Ngọc Tấn đều được khắc họa bằng nghịch lý vừa hài hước vừa bi thương. Họ là những con người luôn khao khát thoát khỏi cảnh túng bấn nheo nhóc. Nhưng càng khao khát họ càng nhận được những đối xử bạc bẽo vô lý. Những tư tưởng thụ động, những “ngộ nhận” tức cười như anh chàng Thuyền hồi còn đang ở trên tàu 307. Cái hài còn được tạo ra từ bi kịch giữa khát vọng và khả năng thực hiện của con người. Lập có một hoàn cảnh rất gay, gia đình khó khổ, vợ bị tâm thần, da Lập càng tái xanh, ngày càng gầy nhưng Lập lúc nào cũng hài hước. “Lập ao ước, một điều ước quá xa với thực tế. Đây. Miếng đất nó như thế này. Chỗ này là đường cái đi vào cổng. Khu nhà ở, em sẽ làm ở chỗ này vì nó trông ra hướng Nam. Em chỉ làm hai tầng thôi. Nhưng nhiều phòng. Mỗi tầng bốn phòng. Phòng nào có toa lét của phòng ấy riêng. Vừa có áp lực nước mạnh, vừa chống nóng. Chỗ này em đào cái ao, kè đá bốn chung quanh, thành một cái hồ. Giữa hồ là một căn nhà bát giác, toàn tre nứa lá hết, có cầu bắc ra bờ. Để bạn bè đến chơi, câu cá, uống rượu” [trang 429]. Tiếng cười ở đây là sự cảm thông, thương xót.

Đồng thời với việc khắc họa những nhân vật mang ý nghĩa thời cuộc, ngòi bút nhà văn đã chạm tới những điều sâu xa trong miêu tả con người. Vợ chồng bác sĩ Bá, sau khi cầm quyết định xuống tàu viễn dương, cuộc đời bắt đầu thay da đổi thịt, cô vợ bỗng trở nên khỏi ngay bệnh tế nhị do lo toan đời sống quá sức lại yêu đương nồng nàn hơn cả tuần trăng mật.

Mức độ cái nhìn hài hước phủ lên hầu hết toàn tuyến nhân vật trong tác phẩm. Những nhân vật xu thời như vua sắt vụn Quán Mèo, Đức trưởng phòng điều độ, những thủy thủ dự bị như Khương… xuống tàu chỉ áp phe, để thu vén cá nhân… tất cả đều được mổ xẻ trực tiếp những nghịch lý tàn nhẫn song trùng với sự hài hước sâu cay. Họ là những kẻ nhẫn tâm sẵn sàng gạt bỏ đạo lý tình người. Tiếng cười ở đây như một sự phủ định, lên án.

Bằng con mắt nhìn trực diện cuộc sống, mổ xẻ cái bi thương, đi sâu vào ngõ nghách miêu tả con người ông đã đặt ra bi kịch thời đại. Tiếng cười và giọt nước mắt được đặt cân bằng nhau trong việc khắc họa bi kịch thời cuộc từ góc độ vấn đề con người .

Trong dòng đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975, cái hài cùng với phẩm chất đặc trưng đậm màu tiểu thuyết, nổi lên như một trong những phạm trù chủ đạo của hệ thống thẩm mĩ mới. Về mặt tác động thẩm mĩ, cùng với cái bi, cái hài tạo nên một sự hài hoà chiều sâu cho hệ thống thẩm mĩ đa dạng của văn học.

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Tính cách đặc trưng của nhân vật văn học Việt Nam là gì?

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme