TÌM HIỂU TỪ HÁN VIỆT TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG (Hỗ trợ luận văn)

Ở bài này, chúng tôi tiến hành khảo sát từ Hán Việt được Hồ Xuân Hương sử dụng để sáng tác thơ Nôm của bà.

1. Tiêu chí và kết quả khảo sát phân loại

Nghiêncứutiếnhành thống kê từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích theo tiêu chí từ. Mỗiđơn vị từ lần lượt đượcmô tả ở các khía cạnh: âm đọc Hán Việt, hình thể chữ Nôm, vị trí xuất hiện, nghĩa gốc Hán, nghĩa ngữ cảnh trong câu thơ, tần số xuất hiện. Sau khi thống kê, số chữ  được xác định là tổng số các chữ khác nhau, và số lượt chữ được hiểu là số lần xuất hiện của chúng trong văn bản.

Trong trường hợp các từ đồng âm thì sẽ có sự đối chiếu so sánh nghĩa chữ Hán (ghi trong T điển Hán Việt) và nghĩa tiếng Việt (ghi trong Từ điển tiếng Việt) để từ đó phân loại ra chữ đó là từ thuần Việt hay từ Hán Việt.

Đối với nhữngtừ du nhập vào Việt Namtừ rất sớm, hay được Việt hóa cao độ và được sử dụng như một từ bản ngữví như từ: “cao” (高) trong câuthơ Lẩn thẩn đừng màng dạ thấp cao吝矧停恾胣湿高(bài 17, tr. 153), “tuy” (雖) trong câuthơĐường tuy nửa bước xa ngàn dặm塘雖姅𨀈仍𠦳𨤮(bài 23, tr. 166), “như”(如) trong câuthơThân em như quả mít trên cây 身㛪如果櫗𨕭核 (bài 59, tr. 265), “xuân”(春) trong câuthơÊm ái chiều xuân tới Khán Đài 淹愛朝春細看薹(bài 4, tr.113),...Chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu trong tự điển Hán Việt để xác định chúng.

Sau khi có kết quả khảo sát từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích, chúng tôi sẽ dựa vào cấu tạo từ và tiến hành chia từ Hán Việt ra thành ba loại chính là: từ đơn, từ ghép và từ láy.

Để phân loại từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương chúng tôi chủ yếu dựa theo quan điểm của Đặng Đức Siêu, trong Ngữ văn Hán Nôm tập một, Nxb Đại học Sự phạm (2004). Từ đơn là từ có kết cấu đơn thuần, phần nhiều là do một âm tiết, một tự biểu thị (tức nhiên tự đó phải là một từ), ví như hồng 紅, hoa 花, khuyển 犬,... tuy nhiên cũng có những từ đơn không phải chỉ có một tự (một âm tiết) mà là hai tự (hai âm tiết), như quyếtđề駃騠ngựahay bồ liễu 蒲柳câyliễu dương. Cũng có những từ đơn là từ láy như: lung linh 瓏玲. Từ ghép là từ có kết cấu không đơn thuần, phần nhiều là do hai từ đơn kết hợp với nhau mà tạo thành. Theo quan điểm này từ ghép Hán Việt gồm các loại là: từ ghép trùng lặp, từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nhau, từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa, từ ghép kết hợp hai từ có quan hệ chính phụ và từ ghép kết hợp hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt [15; tr.72].

Đối với những từ ghép, do người Việt sáng tạo ra kiểu như: cung nguyệt (宮月), quả phúc (果腹),thuyềntừ (船徐),tuy  nó có kết cấu đảo ngược lại so với Hán Việt song chúng tôi vẫn xếp nó vào loại từ Hán Việt bởi xét cho cùng thì những từ này cũng được tạo bởi hai yếu tố Hán là “cung” và “nguyệt”; “quả” và “phúc”; “thuyền” và “từ”.

Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh). Là sản phẩm của hình thức láy lại của hình vị gốc. Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau. Căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận như: “chúm chím”, “đủng đỉnh”...; từ láy toàn bộ như: “ầm ầm”. Từ láy bộ phận được chia làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu như: “chắc chắn”, “chí chóe”...; lặp lại phần vần như: “lênh khênh”, “chót vót”,... Căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi (gọn gàng), từ láy ba (dửng dừng dưng) hay từ láy tư (nhí nha nhí nhảnh) [3; tr. 345].

Đối với từ láy hoàn toàn có kết cấu giống với từ ghép trùng lặp, khi phân loại chúng tôi sẽ căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa của từng loại để phân loại từ bởi ý nghĩa của từ láy thường nhấn mạnh hay giảm sắc thái biểu thị của sự vật, hiện tượng còn ý nghĩa của từ ghép trùng lặp thường là biểu thị toàn thể, khắp lượt, liên tục, lặp đi lặp lại.

Dựa vào cấu tạo và cách phân loại đã nói ở trên chúng tôi chia từ Hán Việt trong văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo mô hình ở Bảng 2.1.1.

Bảng Từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Phân loại cấu tạo từ Hán Việt

TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN BẢN

THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy bộ phận

Kết hợp hai từ có nghĩa giống hay gần nhau

Kết hợp hai từ trái nghĩa

Kết hợp hai từ có quan hệ chính phụ

Kết hợp hai từ thành từ có nghĩa riêng biệt

Láy phụ âm đầu

Láy vần

Chữ Nôm

琹瑟

今古

曠野

天下

彷彿

窈窕

Âm đọc

hoa

cầm sắt

kim cổ

khoáng dã

thiên hạ

phảng phất

yểu điệu

2. Kết quả khảo sát phân loại

Qua khảo sát văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích, chúng tôi thống kê được 268 từ Hán Việt trên tổng số 3974 từ. Trong đó có 129 từ đơn, 135 từ ghép và 4 từ láy.

2.1. Từ đơn

Như đã trình bày ở trên, từ đơn là từ có kết cấu đơn thuần, phần nhiều là do một âm tiết, một tự biểu thị (tức nhiên tự đó phải là một từ), ví như: học 學, mai 梅, ngô , khuyển犬,... tuy nhiên cũng có những từ đơn không phải chỉ có một tự (một âm tiết) mà là hai tự (hai âm tiết), nhưquyếtđề駃騠ngựahay bồ liễu 蒲柳câyliễu dương. Cũng có những từ đơn là từ láy như lung linh 瓏玲.Qua khảo sát chúng tôi thống kê được từ đơn Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích chiếm tỉ lệ tương đối cao, 129/268 từ Hán Việt, chiếm 48.13%.Xem chi tiết ở Bảng 2.1.2.1.

Trường hợp từ bồ đào 蒲桃nếu căn cứvào hình thể chữ trong câu thơ thì đây không phải là từ đơn, càng không phải là thứ rượu nho mà bà chúa thơ Nôm đã nói ở trong câu và trong bài (bài 24, tr. 168). Vì chữ bồ 蒲 này xét về từ loại thì nó là một danh từ, xét về nghĩa thì nó là một loại cỏ “cỏ bồ”, cỏ bồ là loại cỏ mà lá non của nó ăn được, lá già dùng làm chiếu làm quạt hay làm cái bao bọc đồ, tục gọi là bồ bao 蒲包. Còn đối với từ đào 桃, đây cũng là một danh từ chỉ về cây đào. Xét về hình thể chữ Nôm, thì hai từ bồ đào 蒲桃này không phải là rượu nho. Song xét về nghĩa văn cảnh trong câuRượu chuốc bồ đào cũng chẳng saythì lại cho biết từ bồ đào chính là rượu nho (rượu bồ đào). Điều đó nói lên rằng tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn âm lẫn nghĩa Hán Việt của từ “bồ đào” để đọc âm Nôm. Song khi viết, tác giả đã sử dụng hai chữ Hán có nghĩa khác với ý nghĩa mà tác giả lựa chọn. Đây chính là sự bất cập trong chữ Nôm khiến cho người học và nghiên cứu có những suy nghĩ lệch lạc về chữ Nôm. Tuy nhiên, ở trong trường hợp này chúng tôi vẫn xếp từ “bồ đào” vào loại từ Hán Việt và nó thuộc loại từ đơn.

2.2. Từ ghép

Khảo sát văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, do tác giả Kiều Thu Hoạch biên khảo,chúng tôi nhận thấy từ ghép chiếm tỉ lệ khá cao, 135/268 từ Hán Việt, chiếm 50.37%. Trong đó, từ ghép kết hợp hai từ có quan hệ chính phụ có 71/135 từ chiếm 52.60%, từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nhau có 41/135 từ chiếm 30.37%, từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa có 5/135 từ chiếm 3.70%và từ ghép kết hợp hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt có 18/135 từ chiếm 13.33%.Trong quá trình khảo sát chúng tôi hoàn toàn không thấy loại từ ghép trùng lặp.

2.2.1. Từ ghép chính - phụ

Như trên đã nói, Từ ghép chính phụlà những từ được tạo bởi hai từ đơn ghép lại mà thành trong đó có một thành tố chính và một thành tố phụ, thành tố phụ đứng trước, thành tố chính đứng sau. Chẳng hạn như từ “tràng giang” 長江trong câu thơ Trắng xóa tràng giang phẳng ngỡ tờ 𤽸長江滂語詞  (bài 5, tr. 118), có nghĩa là “sông dài” và từ “tràng” là từ Hán Việt được Việt hóatừ “trường” là thành tố phụ đứng trước, còn từ “giang” có nghĩa là “sông” là thành tố chính đứng sau thành tố phụ là “tràng”. 

2.2.2. Từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau (gần nhau)

Từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nhau gồm hai thành tố đẳng lập với nhau không có thành tố nào là chính và cũng không có thành tố nào là phụ, để tạo thành một nghĩa hàm ý “nói chung”, “chỉ chung” hoặc tăng cường sắc thái ý nghĩa. Chẳng hạn như: “cầm sắt” 琹瑟 có nghĩa là “đàn cầm và đàn sắt” trong câu thơ Cầm sắt phen này quyết tấp tênh琹瑟番尼決 (bài 25, tr. 170), “ái ân” 爱恩 chỉ chung “tình yêu thương nồng thắm” trong câu thơ Ái ân lạnh lẽo biết bao nhiêu爱恩冷別包饒 (bài 6, tr. 121). Hay từ “oán hận” 怨恨 ý chỉ “sự căm giận sâu sắc” trong câu thơ Oánhận trông ra khắp mọi chòm怨恨筭囉掐每𥬧 (bài 9, tr. 129). 

2.2.3. Từ ghép kết hợp hai từ hai từ trái nghĩa

Từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa được tạo bởi những từ có nghĩa trái ngược nhau, để tạo nên nghĩa chung của cả hai thành tố, hoặc tạo ra nghĩa mới, không bao gồm nghĩa riêng của từng thành tố như: “kim cổ” 今古, từ “kim” có nghĩa là “nay”, từ “cổ” có nghĩa là “xưa”, hai từ này kết hợp với nhau cho ra nghĩa chung là “xưa nay”trong câu thơ Chuông hồi kim cổ lắng càng mau鍾回今古𦗏毛 (bài 36, tr. 198).Hay từ “triêu mộ” 朝暮, từ “triều” có nghĩa là “sáng”, từ “mộ” có nghĩa là “chiều”, hai từ này kết hợp với nhau cho ra nghĩa chung là “sáng chiều”trong câu thơ “Bốn mùa triêu mộ chuông gầm sóng” 𦊚務朝暮鐘㳥(bài 4, tr.113). 

2.2.4. Từ ghép kết hợp hai từ hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt

Từ ghép kết hợp hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt thì ý nghĩa của từ ghép không phải là nghĩa của hai thành tố gộp lại, cũng không phải là nghĩa của một thành tố mà hai thành tố này kết hợp với nhau sẽ cho ra một nghĩa hoàn toàn khác. Chẳng hạn như từ “thiên hạ” 天下, “thiên” là “trời”, “hạ” là “dưới”kết hợp với nhau cho ra một nghĩa mới là “mọi người”trong câu thơ Khoa giáp đã đành thiên hạ quý科甲㐌停千下貴(bài 28, tr. 176). “giang sơn” 江山, “giang” là “sông”, “sơn” là “núi” kết hợp với nhau chỉ “đất nước, quốc gia” trong câu thơ Dãi thẻ giang sơn bốn mặt ngồi 𤋵矢江山𦊚𩈘𡎢 (bài 39, tr. 210). Hay từ “Lâm tuyền” 林泉 có nghĩa “rừng và suối” kết hợp với nhau cho ra nghĩa “nơi thiên nhiên hoang vắng” trong câu thơ Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại 林泉奇繁花吏 (bài 37, tr. 202).

2.2.5. Từ láy

Qua khảo sát chúng tôi thống kê được từ láy Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương chiếm tỉ lệ rất thấp, 4/268 từ Hán Việt, chiếm 1.5%. Khi khảo sát chúng tôi không thấy sự xuất hiện của từ láy hoàn toàn, mà chỉ thấy từ láy toàn bộ (lặp lại âm đầu hoặc phần vần) như: “phảng phất” (彷彿) trong câu thơ Hồn mai phảng phất tiếng sênh bay魂梅彷彿㗂笙𠖤 (bài 24, tr. 168). Hay “yểu điệu” (窈窕)trong câu thơ Yểu điệu rắp tìm nơi hiển quý  窈窕㕸尋尼顯貴 (bài 27, tr. 174). 

3. Nhận xét chung về từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Qua việc khảo sát từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thíchchothấy số lượng từ Hán Việt gồm có 268 từ trên tổng số 3974 từ, chiếm 6,75%.

Từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, do Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thíchgồm ba loại chính là từ đơn, từ ghép và từ láy. Trong đó, từ đơn vàtừ ghép là hai loại chiếm tỉ lệ cao nhất, từ ghép chiếm 50.37%, từ đơn chiếm 48.13%, chiếmtỉlệthấp nhất là từ láy chỉ có 1.5%.Trong loại từ láy Hán Việt, xét về phương diện mức độ, chúng tôi không thấy xuất hiện từ láy hoàn toàn mà toàn bộ đều là từ láy bộ phận. Đặc biệt, xét theo phương diện số lần láy thì không có từ láy nào. Qua đó cho thấy Hồ Xuân Hương rất ít sử dụng từ láy trong sáng tác của mình. Điều đó chúng tôi cho là hợp lý, bởi lẽ từ láy trong kho từ vựng tiếng Việt chiếm tỉ lệ rất thấp đặc biệt ở đây lại là từ láy Hán Việt, việc kết hợp hai từ Hán để tạo ra một từ láy Hán Việt có nghĩa phù hợp với nghĩa văn cảnh là vô cùnghiếm.

Trong khi đó, từ ghép Hán Việt là từ được kết hợp từ hai từ đơn Hán Việt tạo thành và rất dễ sử dụng để thể hiện nội dung và ý nghĩa trong câu thơ. Trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, do Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích từ ghép có số lượng cao nhất gồm 135/268 từ Hán Việt, chiếm 50.37%. Trong đó, từ ghép kết hợp hai từ theo quan hệ chính có số lượng lớn hơn cả gồm 71/135 từ, chiếm 52.60%, tiếp theo là từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nhau có 41/135 từ chiếm 30.37%, kế đến từ ghép kết hợp hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt có 18/135 từ chiếm 13.33% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa chỉ có 5/135 từ chiếm 3.70%.Trong quá trình khảo sát, chúng tôi hoàn toàn không thấy loại từ ghép trùng lặp. Phần nhiều các loại từ ghép được Hồ Xuân Hương sử dụng trong sáng tác thơ Nôm của Bà chủ yếu là danh từ riêng chỉ về những sử tích, những điển tích, điển cố, tên của những vị thuốc Bắc, những địa danh hay là v.v… được dùng để nhấn mạnh, ví von tô thêm vẻ đẹp hay để chỉ thân phận yếu đuối thấp hèn của người con gái, người phụ nữ Việt Nam xưa cũng có thể thổ lộ tình cảm một cách khéo léo không thô thiển, có tính chất cổ điển cân đối, hài hòa và tranh trọng, thanh khiết làm cho nội dung của câu thơ, bài thơ trở nên uyển chuyển và đậm chất dân gian của người Việt. Như đã biết, từ ghép là từ loại ra đời sau so với từ từ đơn nhưng chính khi loại từ đơn không đủ để diễn tả hết nhu cầu ngày càng phát triển phức tạp của xã hội loại người buộc phải sản sinh ra từ ghép dựa trên các từ đơn để đáp ứng nhu cầu ấy. Tuy được sản sinh sau so với từ đơn, nhưng đối với Hồ Xuân Hương chính loại từ ghép đã giúp cho bà thể hiện sinh động được tư tưởng, nghệ thuật trong thơ của bà nên được bà sử dụng chiếm con số lớn nhất trong tổng số từ Hán Việt được dùng để sáng tác thơ Nôm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, với con số lên tới 135 trên tổng số 268 từ Hán Việt.  

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác thơ Nôm của bà là điều không có gì xa lạ, bởi từ Hán Việt và từ thuần Việt là hai bộ phận cấu thành kho từ vựng tiếng Việt, chúng gắn bó khăn khít với nhau giống như hai bộ phận của một vấn đề (cơ thể) mà thiếu một trong hai sẽ làm cho vấn đề ấy trở nên thô cứng thiếu mạch lạc, sự uyển chuyển, thiếu sự trang trọng, cổ kính.v.v… Tuy nhiên, việc Hồ Xuân Hương sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, do Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích chúng tôi nhận thấy được một số đặc điểm bổi bật nó giống như là “nhãn tự” thâu tóm cái thần của cả câu thơ, bài thơ. Bộc lộ rõ nét tâm tư của nữ thi sĩ, âm hưởng bao trùm toàn bộ bài thơ. Hơn nữa, như đã biết thơ Nôm là thơ của người Việt sáng tác, người Việt dùng chất liệu ngôn từ Việt để miêu tả. Song ở đây, ngoài việc dùng chất liệu ngôn ngữ Việt bà chúa thơ Nôm còn dùng đến một số ngôn ngữ Hán Việt vốn là gốc Hán trong sáng tác của mình. Điều đó, một lần nữa khẳng định rằng từ Hán Việt tuy là từ có nguồn gốc từ gốc Hán nhưng đã được người Việt Việt hóa và sử dụng theo phong ngôn của người Việt. Nó đã đi vào kho từ vựng tiếng Việt một cách bền vững, song song tồn tại với lớp từ thuần Việt được xem là mảnh ghép đồng hành với lớp từ thuần Việt để tạo nên bức tranh được cân đối, hài hòa và đẹp đẽ hơn hoàn thiện hơn của kho từ vựng tiếng Việt.

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Xem thêm:

Luận văn Bi kịch của tầng lớp quý tộc qua tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần và “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme