Giáo viên hướng dẫn của bạn là người khó tính? (phần 2)

Có phải bạn đang tìm cách để được thầy cô quý mến và đánh giá cao? Các lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn!

  1. Chọn giáo viên hướng dẫn

Những ý trao đổi dưới đây chỉ đúng trong trường hợp học viên chủ động lựa chọn đề tài mình mong muốn được triển khai nghiên cứu, đề xuất với khoa/bộ môn đang theo học, và được chấp thuận. Trường hợp học viên được ‘gán sẵn’ một đề tài nào đó, và được chỉ định bởi một giáo viên hướng dẫn nào đó thì … khỏi cần đọc tiếp phần sau (dzungo). 

  1. Năng lực của người hướng dẫn được thể hiện rõ nhất qua danh sách các sinh viên đã tốt nghiệp do giáo viên đó hướng dẫn. Điều này có nghĩa là không phải ai cũng có đủ khả năng hướng dẫn, nghĩa là ngoài năng lực chuyên môn cần có sự cảm thông, khuyến khích, và động viên học viên hoàn tất công việc theo đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, giai đoạn chuẩn bị hoàn tất, chỉnh sửa, và nộp luận văn đòi hỏi áp lực công việc nhiều và sự tập trung cao độ. Giai đoạn này nếu cả giáo viên hướng dẫn và học viên không thông cảm và cùng quyết tâm thì rất khó hoàn tất luận văn đúng thời gian và đạt chất lượng.
  2. Bạn là người có quyền chọn giáo viên hướng dẫn, đừng để khoa/trường chiếm mất quyền lựa chọn này. Đối với những trường ở nước ngoài, và đối với bậc học tiến sỹ thì điều này là bình thường. Nhưng đối với sinh viên bậc đại học (và đôi khi bậc cao học) ở nước mình thì việc lựa chọn giáo viên tuỳ thuộc vào môi trường học thuật của khoa/trường đó. Thông thường ở nơi mình công tác luôn có động tác ‘phân công giáo viên hướng dẫn’, nghĩa là chỉ định giáo viên cho từng (nhóm) học viên khác nhau. Điều này rất khó giúp cho việc triển khai tốt đề tài sau này, nhất là trong điều kiện chỉ có 4 tháng thực tập cuối khoá (bậc đại học) và giáo viên chưa nắm rõ nguyện vọng và năng lực nghiên cứu của học viên. Nếu có được sự chủ động từ phía học viên, sự tích cực và nhiệt tình của giáo viên nhằm lựa chọn đề tài phù hợp, phát triển đề cương từ các học kỳ sớm hơn trước đó thì chắc chắn chất lượng đề tài và kiến thức, kỹ năng học viên thu lượm được sẽ hữu ích hơn.
  3. Giáo viên ‘nổi tiếng’ nghe rất hấp dẫn, nhưng thường ở xa! Nên chọn giáo viên biết quan tâm bạn – người ít vắng mặt khi bạn cần trao đổi. Điều này sẽ giúp học viên cân nhắc lựa chọn (đánh đổi) giữa việc được ‘giáo sư nổi tiếng’ hướng dẫn nhưng thường quá bận với các việc của giáo sư, ít có thời gian quan tâm đến học viên đang hướng dẫn. Thay vào đó, có thể chọn người hướng dẫn không ‘nổi tiếng lắm’ nhưng biết quan tâm học viên, và do đó thường xuyên có mặt giúp trao đổi các nội dung đề tài, cũng như giúp giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình nghiên cứu của học viên. Đặc biệt việc duy trì chế độ gặp định kỳ hàng tuần, tháng sẽ giúp học viên định hướng tốt và theo kịp tiến độ công việc (xem #9).
  4. Giáo viên hướng dẫn nên là người biết giúp bạn thoát khỏi các thủ tục hành chính nhiêu khê. Rất nhiều trường hợp, quy định cứng nhắc của nhà trường đã hạn chế học viên trong triển khai nghiên cứu và hoàn tất thủ tục tốt nghiệp. Chẳng hạn một trong những phản biện luận án của một nghiên cứu sinh do tác giả bài này hướng dẫn (TS. Tara Brabazon) đã không chịu nộp nhận xét phản biện đúng hạn và do vậy làm cho nghiên cứu sinh đó trễ hạn tốt nghiệp gần 1,5 năm.
  5. Tìm hiểu kỹ quan niệm của người hướng dẫn về ‘tác quyền’ – đồng tác giả hay tác giả – khi xuất bản công trình. Một kinh nghiệm thú vị mà nhiều bạn học trao đổi với mình (người dịch) đó là nên chọn người có học hàm Giáo sư hướng dẫn. Lý do bởi vì giáo sư thường đã ‘kịch trần’ trong các bậc học hàm, và do vậy ít khi đòi hỏi được đứng tên là tác giả thứ nhất của bài báo. Những trường hợp do Phó GS (Associate Prof.) hoặc Giảng sư (Assistant Prof.) thường hay bị ‘chèn ép’ do người hướng dẫn đang có nhu cầu ‘nâng hàm’, và do vậy thường bị áp lực phải có công trình xuất bản kèm theo. Trong trường hợp sau nghiên cứu sinh thường bị ‘ép’ thế khi xuất bản  công trình nghiên cứu trích xuất từ luận án tốt nghiệp. Tất nhiên những giáo sư hướng dẫn đàng hoàng rất rạch ròi trong chuyện này: ai viết chính người đó đứng tên (xem thêm bài của GS. Nguyễn Văn Tuấn để rõ hơn).
  6. Cẩn thận với tên gọi ‘đồng hướng dẫn’! Đây là điều mà nhiều trường hợp dở khóc dở cười đã diễn ra. Nghĩa là người đồng hướng dẫn đôi khi rất có ích, giúp đỡ sinh viên trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên đa số trường hợp cho thấy ‘đồng hướng dẫn’ lại chỉ đứng tên và ít hỗ trợ sinh viên, có khi còn gây cản trở bởi những lý do không chính đáng. Do vậy khá nhiều trường không chấp nhận danh xưng ‘co-supervisor’ trong hội đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh.
  7. Giáo viên hướng dẫn nên là người chuyên sâu trong lĩnh vực bạn đang nghiên cứu để có thể giúp bạn triển khai nghiên cứu nhanh hơn và chất lượng hơn. Điều này rất quan trọng và quả thật đây chính là điểm quan trọng cần cân nhắc khi chọn giáo viên hướng dẫn. Người hướng dẫn tất nhiên không phải là người thay bạn làm đề tài từ thiết kế, thu thập dữ liệu, phân tích, và viết bài. Nhưng nếu là người am hiểu chuyên môn sâu, và có kinh nghiệm về lĩnh vực bạn đang làm thì một lời khuyên, nhận xét, hoặc câu hỏi phản biện của họ có khi giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, và kể cả tiền bạc.

 

 

  1.  

Muốn xin chuyển người hướng dẫn

 

 

Nếu cảm thấy người hướng dẫn không cho bạn những lời khuyên cần thiết hay không để tâm vào việc hỗ trợ bạn, hãy đưa ra những lý do chính đáng với giảng viên hoặc người có thẩm quyền để xin đổi người hướng dẫn khác. Bạn không cần tìm một chuyên gia về lĩnh vực bạn đang làm, nhưng người đó phải đáng tin cậy, nhiệt tình, đưa được những lời khuyên đúng đắn và đặc biệt không khó chịu khi trả lời những câu hỏi nhỏ nhặt để có thể hướng bạn đi đúng đường.

 

  1. Cách lấy lòng thầy cô

Giữ một thái độ tích cực. Khen ngợi công việc của người khác, thậm chí đưa ra các ý kiến đóng góp tích cực. Sự ủng hộ và đồng cảm chứng tỏ bạn có lòng nhân ái và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Hầu như giáo viên nào cũng hài lòng khi thấy học trò có biểu hiện như vậy.


Thể hiện sự tôn trọng
. Điều này có nghĩa là không cãi lại, xúc phạm hoặc đối đầu với giáo viên, đặc biệt là với những giáo viên hay để bụng. Nếu bạn cư xử phải phép, giáo viên đó sẽ có vẻ như cay nghiệt nếu không đáp lại sự lễ phép của bạn với thái độ nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng cần làm ngay những gì giáo viên yêu cầu. Tuân theo hướng dẫn và chỉ bảo của thầy cô luôn là điều có lợi. Chào hỏi giáo viên mỗi khi gặp mặt luôn là hành vi tốt. Tìm xem sinh nhật của thầy cô của bạn là ngày nào và chúc họ một ngày vui vẻ. Tôn trọng giáo viên và luôn đúng giờ. Không ngắt lời giáo viên. Khi giáo viên đang giảng, bạn hãy nghe thầy cô nói hết. Nếu vẫn chưa hiểu, khi đó bạn hỏi cũng không muộn. Nếu bạn kiên nhẫn chờ, rất có thể thầy cô sẽ trả lời thắc mắc của bạn mà không chờ bạn phải hỏi. Các giáo viên thường không thích bị ngắt lời khi đang nói vì đó là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng và có thể làm cho bài học bị loãng.


Luôn 
ghi chép bài học. Ghi lại những dữ kiện như: khi nào, ở đâu, cái gì, ai. Đừng liên tục hỏi giáo viên những điều cơ bản thầy cô đã nói. Ví dụ: đừng hỏi giáo viên rằng bạn cần phải đọc chương nào. Bạn luôn có cách ghi chép và tập trung trong lớp. Hãy tỏ ra rằng bạn quan tâm và muốn học.

Nói chuyện với giáo viên như nói với mọi người bình thường khác. Tìm hiểu giáo viên nhiều hơn và hỏi thăm họ. Hỏi thăm về ngày cuối tuần của thầy cô để bày tỏ sự quan tâm. Khen dung mạo của thầy cô hoặc chỉ đơn giản nói chuyện với họ để tạo mối quan hệ thân thiện. Thầy cô cũng là những người bình thường như bạn và bạn bè của bạn. Lưu ý rằng một số giáo viên không nói nhiều về cuộc sống cá nhân. Vì vậy, bạn cần dựa vào phản ứng của họ với những cuộc trò chuyện thân mật.

Nộp bài đúng hạn. Nếu có thể, bạn hãy hoàn thành và nộp sớm bài tập được giao. Điều này chứng tỏ bạn quan tâm đến bài vở, hơn nữa nó còn giúp bạn không bỏ quên bài làm ở nhà khi đến hạn nộp bài. Nếu không nộp bài đúng hạn, có thể bạn phải làm lại và sẽ bị tụt hậu so với các bạn trong lớp. Nếu không làm bài tập, bạn đừng ngụy tạo. Bạn có thể xin làm bài tập khác để bù lại cho các bài đã bỏ mất. Hãy thành thật và xin lỗi. Giáo viên nào cũng đánh giá cao tính trung thực.

ìm hiểu thêm về các kiến thức bên ngoài nội dung bài học. Điều này không có nghĩa là bạn phải viết một bài luận hoặc bài viết nào đó mà chỉ nâng những điều đã học lên một bước cao hơn. Bạn có thể hỏi giáo viên một vấn đề có thể không liên quan trực tiếp đến chủ đề đang học nhưng thuộc về lĩnh vực đó. Sẽ rất hữu ích nếu đó là một câu hỏi gợi mở tư duy hoặc một câu hỏi mà bạn thắc mắc đã lâu.

  • Bạn cũng có thể phát hiện ra một điều gì đó liên quan đến kiến thức đang học mà thầy cô giáo của bạn không đề cập đến hoặc được nhìn dưới một góc độ mới. Các giáo viên thích như vậy, vì điều đó chứng tỏ bạn quan tâm đến chủ đề bài học nên mới tìm hiểu thêm về nó.

 

 

Với 18 năm kinh nghiệm và lòng tận tâm, chúng tôi cam đoan cho ra đời những luận văn đạt chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn không có thời gian làm luận văn, thời gian làm bài của bạn không đủ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn.

Hotline : 094.203.1664

Email   : hotroluanvan2013@gmail.com

(khuyến khích liên hệ qua email)

Website : http://vietluanvanonline.com

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ 0942.031.664
  • VIẾT LUẬN VĂN, LÀM LUẬN VĂN THUÊ GIÁ RẺ

    hotroluanvan2003@gmail.com

chia sẽ facebook chia sẽ google chia sẽ likedin chia sẽ twitter chia sẽ twitter chia sẽ zingme